backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Tuổi nào nên cho bé uống nước ép trái cây?

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 04/01/2022

    Tuổi nào nên cho bé uống nước ép trái cây?

    Bé con của bạn có cần uống nước ép trái cây không? Ở độ tuổi nào thì cho bé uống nước ép trái cây thì hợp lý? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhanh qua bài viết dưới đây nhé.

    Khi nào thì bé uống được nước ép trái cây?

    Điều này phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Trong sáu tháng đầu đời bé chỉ cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức là đủ.

    Một trong những vấn đề liên quan là do nước ép có thể “chiếm chỗ” của sữa mẹ/sữa công thức. Đồng thời nó cũng cản trở lượng thức ăn dặm của bé nữa.

    Nước lọc luôn là sự lựa chọn tốt nhất cho bé ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, sau 6 tháng tuổi, khi bé đã bắt đầu ăn dặm, bạn có thể pha loãng nước trái cây hoặc nước ép rau vào trong bữa ăn của bé sẽ giúp cơ thể con dễ dàng hấp thụ chất sắt có trong thức ăn.

    Nếu bạn cho em bé uống riêng nước ép trái cây hoặc nước rau ép, hãy pha loãng chúng với tỉ lệ 1 phần nước trái cây trên 10 phần nước lọc. Tuyệt đối không uống hơn 120ml nước trái cây một ngày với trẻ 8 tháng đến 1 tuổi.

    Lợi ích cho trẻ khi uống nước ép trái cây

    Đa số trẻ em thường không thích ăn trái cây, do đó uống nước ép là một cách hiệu quả, giúp trẻ nạp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày. Một ly nước ép 180ml có thể được xem như thay thế cho một phần ăn trái cây. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng sẽ không thể cao bằng như khi ăn trái cây thông thường

    Bên cạnh đó, khẩu phần nước trái cây được khuyến cáo  sử dụng giới hạn. Con bạn không cần phải bổ sung bất kỳ loại nước ép trái cây nào, nếu như trẻ đã ăn đủ lượng khẩu phần ăn khuyến nghị.

    nước ép trái cây

    Những điểm lưu ý khi cho bé uống nước ép trái cây

    Không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ngủ

    Khi cho bé uống, bạn nên đựng trong một cốc thủy tinh hoặc cốc sứ và cho bé uống trong bữa ăn. Bạn đừng nên đựng trong chai nhựa và không nên cho bé uống trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bảo vệ những cái răng mới mọc của con bạn đấy.

    Đảm bảo trái cây luôn tươi sạch và đa dạng các loại

    Bạn có thể cho trẻ ăn trái cây tươi, tuy nhiên hãy nhớ rửa sạch và lột vỏ chúng trước khi cho bé ăn và đừng cho bé ăn trái cây còn dư thừa từ bữa trước. Có thể trái cây đó đã bị một số vi khuẩn thâm nhập vào. Tốt hơn hết là hãy cho con ăn trái cây khi bé đã hơn 8 tháng tuổi rồi nhé.

    Khi đã hơn 8 tháng tuổi, bạn nên cho con ăn nhiều loại trái cây và các loại rau khác nhau. Bạn có thể cho bé ăn dạng nghiền, xay nhuyễn hoặc xắt thành miếng nhỏ để bé dễ ăn. Nước trái cây hay nước rau ép cũng vậy, hãy cho bé uống thật nhiều loại, để giúp con bạn làm quen với đa dạng các mùi vị mới lạ.

    >>> Bạn có thể quan tâm: 7 cách làm nước ép bổ dưỡng cực ngon tại nhà

    Trẻ dễ bị sâu răng

    “Thủ phạm” chính đến từ việc uống quá nhiều nước ép đó chính là lượng đường cao có trong các loại trái cây. Và loại đường tự nhiên có trong nước trái cây sẽ dễ khiến bé bị sâu răng.

    Đa số các loại trái cây có chứa hàm lượng đường cao fructose được giải phóng khi trái cây được nghiền hoặc ép. Loại đường không được giải phóng theo cách như khi chúng ta nhai trái cây thông thường. Do nước trái cây tan trong miệng khi uống, điều này sẽ khiến đường phủ lên răng. Kết quả là sâu răng ở trẻ được hình thành và có thể khiến trẻ bị đau nhức răng.

    Do đó, bạn không nên cho em bé dùng nước ép có nhiều đường. Bên cạnh tác hại gây sâu răng cho trẻ, các loại đồ uống này thường có khá ít hàm lượng giá trị dinh dưỡng.

    Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

    Như đã đề cập, bên cạnh việc hình thành nên tình trạng sâu răng, việc cho trẻ uống nước ép trái cây còn có thể gây ra một số vấn đề tiêu hóa. Cụ thể, điều này có thể làm đầy dạ dày và giảm sự thèm ăn của trẻ đối với các loại thực phẩm dinh dưỡng khác. Mặc dù trẻ vẫn sẽ hấp thu được rất nhiều calo, tuy nhiên chủ yếu đến từ đường hoặc carbohydrate. Do đó, trẻ sẽ không được dung nạp đủ lượng protein, và điều này có thể dẫn tới chế độ ăn mất cân bằng.

    Thừa cân ở trẻ

    Do lượng đường khá cao chứa trong nước ép, nên có thể dễ dàng khiến trẻ gặp tình trạng thừa cân khi cho bé uống nước ép trái cây quá nhiều.

    Và khi trẻ đối mặt với bệnh thừa cân, các em sẽ dễ mắc phải các vấn đề về sức khỏe trong cuộc sống sau này. Vì thế, các bậc cha mẹ cần lưu ý hàm lượng calo của những loại đồ uống này, tránh để trẻ tiêu thụ quá nhiều calo khi sử dụng.

    Đọc kỹ nhãn mác sản phẩm nước ép trái cây trước khi mua

    Các nhà sản xuất thường dùng nhãn mác chứa nhiều thông tin gây nhiễu khi họ tiếp thị nước trái cây ra thị trường. Họ thường sử dụng các cụm từ làm cho thành phần đồ uống nghe có vẻ lành mạnh, nhưng thực tế không phải như vậy. Do đó, các bậc phụ huynh cần trang bị kiến thức vững chắc khi chọn mua các sản phẩm nước trái cây lành mạnh được bày bán trong cửa hàng hay siêu thị nhé!

    >>> Bạn có thể quan tâm: Nước ép trái cây có thực sự luôn tốt cho sức khỏe?

    Mẹ tự làm nước ép trái cây cho bé uống có được không?

    mẹ có thể tự làm nước ép trái cây cho con uống?

    Nếu con bạn dưới 1 tháng tuổi, bạn không nên tự làm nước ép trái cây cho con uống vì sức đề kháng của bé còn yếu nên có thể bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn, vật lạ bám trên trái cây cho dù bạn nghĩ rằng đã rửa sạch. Tất nhiên, nước ép mua ở ngoài lại càng không bảo đảm vệ sinh.

    Đối với trẻ trên 8 tháng tuổi thì sức đề kháng của bé đã tốt hơn nên mẹ có thể yên tâm tự ép nước trái cây cho con uống.

    Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Khi nào cho bé uống nước ép trái cây thì hợp lý?”, cũng như những lưu ý khi cho bé sử dụng loại nước này. Ngoài ra, gia đình cần đảm bảo tần suất cho trẻ uống vừa đủ và nên đa dạng các loại trái cây để giúp bé bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết nữa nhé!

    Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:

    • 5 bước giúp con bạn ăn nhiều trái cây và rau củ hơn
    • 8 rủi ro khi cho trẻ nhỏ uống nước trái cây

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 04/01/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo