backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Khi nào bé biết lắng nghe bạn và mọi người xung quanh?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 19/08/2020

    Khi nào bé biết lắng nghe bạn và mọi người xung quanh?

    Thính giác là 1 trong 5 giác quan quan trọng của con người. Đôi khi bạn thấy con không đáp lại tiếng gọi của mình nên nghĩ thính giác con có vấn đề. Đừng quá lo, bé biết lắng nghe nhưng có thể chưa muốn phản ứng.

    Bé đã có thể nghe thấy giọng nói của bạn khi còn trong bụng mẹ. Trong thời gian mang thai, bé đã có thể nghe thấy những âm thanh xung quanh nhưng chủ yếu là nghe thấy giọng nói của bạn. Khi lớn hơn một chút, bé sẽ bắt đầu lắng nghe tất cả các âm thanh khác để thu thập thêm thông tin.

    Khi nào bé bắt đầu biết lắng nghe? Đó là khi bé được khoảng 1 tháng tuổi, lúc này thính giác của bé đã phát triển đầy đủ. Tuy nhiên, dù bé có thể nghe thấy nhưng phải mất một khoảng thời gian mới có thể phản ứng lại với những âm thanh mà bé nghe được. Điều này thường khiến bạn lo lắng vì không biết bé có nghe thấy không.

    Quá trình phát triển thính giác của bé

    1. Trẻ sơ sinh

    Quá trình phát triển thính giác của bé

    Ngay khi lọt lòng mẹ, bé đã chú ý đến những âm thanh khác nhau xung quanh mình. Bé sẽ cố gắng lắng nghe những âm cao và cố gắng đáp lại. Bạn có thể thấy điều này rõ nhất khi hát ru bé ngủ hoặc nếu có tiếng ồn bất ngờ xuất hiện, bé sẽ hoảng loạn và quấy khóc.

    2. Khoảng 3 tháng tuổi

    Ở giai đoạn này, thính giác của bé đã phát triển tốt hơn. Bé đã có thể nhìn thẳng bạn khi nghe bạn nói hoặc nhìn xung quanh. Thậm chí, bé còn có thể đáp lại bằng cách tạo ra tiếng ồn như tiếng lắc lư. Đây là cách để bé nói chuyện với bạn. Đôi khi, bé sẽ không thèm quay lại nhìn bạn. Điều này không có nghĩa là bé không nghe thấy mà chỉ đơn giản là do bé đang mất tập trung hoặc đang cảm thấy buồn chán.

    3. Khoảng 4 tháng tuổi

    Ở giai đoạn này, bé bắt đầu phản ứng lại những âm thanh mà bé nghe thấy. Thậm chí, bé còn có thể nở một nụ cười khi bạn gọi bé. Lúc này, nếu bạn nói chuyện với bé, bé sẽ cố gắng sao chép âm thanh mà bạn tạo ra.

    4. Khoảng 6 – 7 tháng tuổi

    Ở độ tuổi này, bé đã có thể phân biệt được những âm thanh xung quanh. Bé cũng có thể lắng nghe những âm thanh không quá lớn và phản ứng lại theo cách của mình.

    5. Khoảng 1 tuổi

    Lúc này, bé đã nhận ra hầu hết các âm thanh và thậm chí bé còn có một số bài hát mà mình yêu thích nữa đấy.

    Làm thế nào để giúp bé phát triển thính giác tốt hơn?

    Bạn luôn có thể giúp bé đạt được những cột mốc phát triển quan trọng trong những tháng năm đầu đời. Dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể thử:

    • Mỗi ngày, bạn hãy đọc thơ hoặc hát ru cho bé nghe. Điều này sẽ giúp bé tăng sự tập trung. Bạn có thể làm điều này trước khi cho bé đi ngủ.
    • Cho bé nghe một bài hát và vỗ tay theo.
    • Đọc sách cho bé nghe từ khi mới lọt lòng. Việc bạn đọc to cho bé nghe sẽ giúp bé đọc tốt hơn khi lớn lên. Dần dần, bé sẽ hình thành thói quen đọc sách. Đây cũng là một thói quen mà bạn có thể duy trì trước khi cho bé đi ngủ.
    • Chọn những món đồ chơi có âm thanh hoặc bài hát.
    • Cho bé chơi một số nhạc cụ khi bé đủ lớn.

    Khi bé vừa lọt lòng, bé đã được kiểm tra thính giác. Hãy chơi với bé bằng những âm thanh khác nhau. Đôi khi, bé sẽ không phản ứng vì bé cảm thấy không vui. Ngoài ra, hãy nhớ rằng bạn tạo ra âm thanh là để giải trí chứ không phải là tạo ra tiếng ồn. Nếu bạn không cảm thấy an tâm, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 19/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo