backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

9 cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    9 cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Điều bậc phụ huynh nào cũng quan tâm và mong muốn chính là nhìn ngắm con mình dần lớn lên trong vòng tay yêu thương của gia đình. Để nhận biết được con bạn đã phát triển như thế nào, hãy xem qua những cột mốc tuổi sau để đánh giá khả năng và kỹ năng bé học được kể từ khi chào đời. Nếu con bạn vẫn chưa đạt được những gì bạn kỳ vọng, đừng quá lo lắng, không sớm thì muộn, bé cũng sẽ lớn lên và phát triển như những đứa trẻ cùng lứa khác.

    1. Cột mốc thứ nhất: 3 tháng

    • Khi nằm ngửa lưng, bé có thể dễ dàng chuyển động hai cánh tay và hai chân. Nếu bé cử động co giật hoặc thiếu sự phối hợp với một hoặc cả hai tay và hai chân, đây có thể là dấu hiệu bất thường.
    • Bên cạnh khóc, bé có thể tạo những âm thanh như rít lên, thủ thỉ, bập bẹ hoặc tạo ra những tiếng âm thanh khác.

    2. Cộc mốc thứ hai: 6 tháng

    • Bé chơi đùa với hai bàn tay bằng cách chạm chúng vào nhau.
    • Khi bạn ôm nách bé, bé sẽ cố gắng đứng trên bàn chân của mình và đỡ được một ít trọng lượng cơ thể trên chân mình.

    3. Cột mốc thứ ba: 9 tháng

    • Khi bé đang chơi và bạn xuất hiện lặng lẽ đằng sau bé, bé sẽ quay đầu sang hướng bạn như thể bé nghe được bạn vậy. Bé cũng sẽ phản ứng lại âm thanh nhỏ và tiếng thì thầm theo cách này.
    • Bé đã có thể lật người ít nhất 2 lần từ tư thế nằm sấp sang nằm ngửa và ngược lại.

    4. Cột mốc thứ tư: 12 tháng

    • Khi bạn núp đằng sau một vật nào đó (hoặc xung quanh góc phòng) rồi lại đột ngột xuất hiện, bé sẽ háo hức tìm kiếm bạn.
    • Bé bắt đầu gọi “mama” (mẹ) và “baba” (ba).

    5. Cột mốc thứ năm: 18 tháng

    • Bé bắt đầu cầm ly thường hoặc ly thủy tinh để uống nước mà không làm đổ ra ngoài.
    • Bé đi thẳng lối trong một căn phòng lớn mà không sợ ngã hoặc lắc lư từ bên này sang bên kia.

    6. Cột mốc thứ sáu: 24 tháng

    • Bé có thể nói được 3 từ cụ thể (ngoài “baba” và “mama”).
    • Bé có thể tự cởi đồ ngủ hoặc quần. (Không tính đến tã, nón hoặc vớ).

    7. Cột mốc thứ bảy: 36 tháng

    • Khi cho bé xem sách động vật, ít nhất bé sẽ sẽ chỉ ra và gọi tên được một hình ảnh con vật nào bên trong đó.
    • Bé có thể ném bóng qua vai (không phải bên cánh tay hoặc dưới bàn tay) về phía bụng hoặc ngực của bạn từ khoảng cách 1.5 m.
    • Bé có thể đạp xe ba bánh về phía trước ít nhất 3 m.
    • Bé có thể chơi trốn tìm hoặc các trò chơi có thể đổi lượt và chơi theo luật.

    8. Cột mốc thứ tám: 5 năm

  • Bé có thể cài nút quần áo hoặc mặc quần áo cho búp bê.
  • Bé cảm thấy thoải mái khi bạn để bé với người trông trẻ.
  • 9. Cột mốc thứ chín: 6 năm

    • Bé có thể tự mặc quần áo mà không cần sự trợ giúp từ cha mẹ.
    • Bé có thể tự chụp được một trái bóng nhỏ (chẳng hạn như bóng tennis) bằng cách chỉ sử dụng tay.

    Tùy vào khả năng và môi trường sống và tốc độ phát triển và kỹ năng trẻ học được có thể khác nhau, nếu bạn muốn theo dõi quá trình phát triển sức khỏe thể chất của trẻ bạn có thể tham khảo bảng cân nặng, chiều cao của trẻ để có được chế độ dinh dưỡng và luyện tập hiệu quả. Tuy nhiên, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khiến bé lo lắng, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo