backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Nhiễm giun kim khi mang thai có sao không? Bà bầu phải làm sao?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 28/12/2021

    Nhiễm giun kim khi mang thai có sao không? Bà bầu phải làm sao?

    Tuy nhiễm giun kim khi mang thai không gây hại cho thai nhi nhưng bạn vẫn nên biết rõ thông tin về nguyên nhân và cách phòng chống bệnh này.

    Bạn thường hay bị ngứa quanh vùng âm đạo? Tình trạng này thường xuất hiện vào ban đêm khiến bạn không thể ngủ ngon. Đôi khi bạn lo sợ rằng điều này ảnh hưởng đến bé cưng trong bụng? Để giải tỏa nỗi lo này, bạn hãy cùng tìm hiểu về tình trạng nhiễm giun kim khi mang thai nhé.

    Tìm hiểu về giun kim

    Giun kim là một loại giun ký sinh thường sống trong ruột già. Khi bạn ngủ, những con giun cái sẽ di chuyển từ hậu môn lên vùng âm đạo để đẻ trứng, gây ngứa.

    Nguyên nhân gây nhiễm giun kim khi mang thai

    Vệ sinh cá nhân không tốt là một trong những lý do chính gây nhiễm giun kim. Tình trạng này xảy ra khi người bị bệnh gãi vùng kín và không chịu rửa tay. Nếu bạn dùng chung những vật dụng sau với người bị bệnh, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao:

  • Khăn trải giường
  • Khăn tắm
  • Thảm
  • Quần áo
  • Xà bông
  • Triệu chứng nhiễm giun kim

    nhiễm giun kim khi mang thai 2

    Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến khi bị nhiễm giun kim trong thai kỳ:

    • Ngứa ở vùng âm đạo, đặc biệt dữ dội vào ban đêm
    • Xuất hiện giun kim trong phân
    • Ngủ không được
    • Đau bụng
    • Buồn nôn
    • Ăn không ngon
    • Sút cân.

    Điều trị nhiễm giun kim khi mang thai

    Các bác sĩ khuyên bạn nên dùng pyrantel pamoate, mebendazole và albendazole để điều trị nhiễm giun kim khi mang thai. Cả ba loại thuốc đều phải uống hai liều. Liều thứ hai uống sau liều thứ nhất 2 tuần. Liều thứ hai có tác dụng hạn chế những con giun này xuất hiện trở lại. Khuyến khích tất cả các thành viên trong gia đình uống thuốc sổ giun để tránh bị lây lần nữa. Những loại thuốc này an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên hỏi bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị giun kim trong thời gian mang thai.

    Nhiễm giun kim khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

    Nhiễm giun kim không gây hại cho thai nhi. Các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tránh dùng thuốc và giữ vệ sinh cẩn thận. Chỉ trong những tình huống xấu nhất mới nên uống thuốc. Ngoài ra, mẹ bầu có thể thực hiện các phương pháp sau để phòng ngừa:

    • Giữ vệ sinh sạch sẽ bằng cách thường xuyên giặt khăn trải giường, khăn tắm và khăn ăn
    • Cắt móng tay thường xuyên
    • Rửa tay nhiều lần trong ngày
    • Giữ vùng hậu môn sạch sẽ
    • Tránh sử dụng phòng tắm công cộng
    • Tránh làm trầy xước vùng hậu môn
    • Giặt quần áo bằng nước nóng
    • Mặc đồ lót vừa vặn và thay đổi ít nhất hai lần một ngày
    • Tránh ăn trong phòng ngủ
    • Giữ bàn chải đánh răng trong tủ kín và làm sạch trước khi sử dụng
    • Thường xuyên hút bụi, đặc biệt là phòng ngủ.

    Giun kim sẽ chết sau sáu tuần. Tuy nhiên, nếu điều này không xảy ra, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc. Việc điều trị giun kim có thể giết chết các tế bào trưởng thành nhưng không thể giết chết trứng của ký sinh trùng. Do đó, bạn nên giữ vệ sinh cẩn thận nhé.

    Có thể bạn quan tâm: Bị tiêu chảy khi mang thai – Xử lý như thế nào để an toàn cho mẹ và bé?

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 28/12/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo