backup og meta
Chuyên mục

5

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần cập nhật MỚI NHẤT từ WHO

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung · Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Acc Api · Ngày cập nhật: 4 tuần trước

    Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần cập nhật MỚI NHẤT từ WHO

    Chỉ số cân nặng thai nhi là một trong những chỉ số phản ánh rõ nét nhất về sự phát triển và sức khỏe của bé. Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần tuổi mới nhất từ WHO dưới đây sẽ phần nào giúp bạn có cơ sở trong việc đánh giá và theo dõi sự phát triển của bé. Từ đó sẽ có những điều chỉnh trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để bé có sự phát triển tốt nhất. 

    Là một cá thể riêng biệt, mỗi thai nhi sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau. Cân nặng thai nhi trung bình nếu đủ tháng khi sinh thường là khoảng 3,5 kg và chiều dài trung bình đạt khoảng 51,2 cm (tính từ đầu tới chân). Do đó, việc căn cứ vào chỉ số chiều dài và cân nặng thai nhi chuẩn sẽ giúp mẹ bầu phần nào đánh giá được thai có phát triển tốt hay không.

    Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn nhất từ WHO và cách đo kích thước thai nhi 

    1. Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn nhất từ WHO

    Ngoài các vấn đề  thai kỳ thì việc theo dõi cân nặng thai nhi theo tuần tuổi hay cụ thể cân nặng thai nhi bé trai, cân nặng thai nhi bé gái, cân nặng theo tuổi thai… cũng là mối quan tâm thường trực của các mẹ bầu. Dưới đây là bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi trung bình theo nghiên cứu của WHO (The World Health Organization) – Tổ chức Y tế Thế giới mà Hello Bacsi sưu tầm được: 

    bảng cân nặng thai nhi theo tuần

    Để kiểm tra xem cân nặng theo tuổi thai của bé có đang phát triển tốt hay không, bạn hãy đối chiếu các chỉ số của bé cưng ghi trên phiếu siêu âm với bảng số liệu trên. Song bạn đừng lo lắng quá nhiều nếu kết quả cho thấy bé yêu của bạn nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với các chỉ số trong bảng này.

    Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần ở trên là con số trung bình, còn có con số giới hạn trên và dưới. Do đó, nếu chỉ số cân nặng thai nhi theo tuần của bạn thấp hơn giới hạn dưới hoặc lớn hơn giới hạn trên thì mới có vấn đề. Bác sĩ sẽ cho bạn biết đâu là lúc nên bận tâm về cân nặng của bé yêu vì như đã nói ở trên bởi sự phát triển của thai nhi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

    2. Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo tuần tuổi

    Bạn có băn khoăn về việc cân nặng theo tuổi thai, cân nặng thai nhi và chiều dài thai nhi được đo như thế nào hay không?

    Theo các chuyên gia sản khoa, cách đo cụ thể theo từng giai đoạn của tuổi thai như sau:

    •  Ở tam cá nguyệt I, bé được đo từ đầu đến mông, gọi là chiều dài đầu mông (CRL). Giai đoạn này thai còn rất nhỏ nên khó tính được trọng lượng.
    •  Ở tam cá nguyệt II, bác sĩ không sử dụng chỉ số chiều dài đầu mông để theo dõi sự phát triển của thai nhi nữa. Bé sẽ được đo đường kính lưỡng đỉnh (đầu) và chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng. Bác sĩ sử dụng các thuật toán theo các số đo này để tính trọng lượng thai.
    • tam cá nguyệt III, bác sĩ cũng sử dụng các số đo trên, ngoài ra nếu có vấn đề còn dùng thêm chỉ số chu vi vòng đầu, đường kính ngang bụng để tính toán. Từ tuần thứ 32, cân nặng của bé sẽ phát triển nhanh chóng, những đường nét cuối cùng của bé được hoàn thành.

    6 yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi và sự phát triển của thai nhi

    yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi

    Cân nặng theo tuổi thai thực tế của bé có “xê xích” so với tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi theo tuần ở bảng trên do ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Dưới đây là 6 yếu tố quan trọng nhất có thể tác động trực tiếp đến sự phát triển của bé:

    1. Di truyền: Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến cân nặng thai nhi thực tế khác với bảng cân nặng tiêu chuẩn thai nhi.
    2. Sức khỏe của mẹ: Bà bầu bị đái tháo đường, béo phì thì trọng lượng thai nhi có thể cao hơn so với các bà bầu có sức khỏe bình thường.
    3. Vóc dáng, thể tạng của mẹ: Đa phần những bà mẹ có vóc dáng cao to thường sinh con nặng cân và dài hơn những bà mẹ khác.
    4. Mức tăng cân trong thai kỳ: Nếu bạn tăng cân quá ít hoặc không tăng cân, thai nhi có thể thiếu cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu bạn tăng cân quá nhiều, cân nặng thai nhi có thể vượt chuẩn khiến bạn có nguy cơ sinh mổ.
    5. Con so hay con rạ: Thông thường con thứ thường có kích thước lớn hơn con đầu. Song nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá sát nhau, con thứ cũng có thể bị nhẹ cân.
    6. Số lượng bào thai: Nếu bạn mang song thai, đa thai, cân nặng theo tuổi thai của từng bé sẽ thấp hơn so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn là bình thường.

    Các vấn đề bất thường về cân nặng thai nhi mẹ cần lưu ý

    Sau khi theo dõi bảng cân nặng thai nhi theo tuần, bạn cần biết là ngay cả trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mức độ phát triển của thai nhi là không giống nhau. Vì vậy, những con số trong bảng cân nặng chuẩn của thai nhi ở trên chỉ mang tính tham khảo nhất định. Đôi khi cân nặng thai nhi thấp hơn hoặc xấp xỉ so với cân nặng chuẩn là bình thường nên mẹ bầu đừng quá lo lắng.

    Điều bạn cần làm trong trường hợp này là thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và giàu dưỡng chất, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng, khám thai đầy đủ và đúng lịch, tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.

    1. Thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai

    đo cân nặng thai nhi

    Nếu kết quả siêu âm cho thấy rằng chiều dài thai nhi đo được dài hơn so với mức bình thường khoảng 3cm tức là bé đang lớn hơn so với tuổi thai. 

    Thai quá lớn có thể khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Không những vậy, thai nhi lớn hơn tuổi thai còn là dấu hiệu cho biết có thể bé có nguy cơ mắc một số bệnh như: tiểu đường, béo phì, các bệnh về đường tiêu hóa…

    Do đó, trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một vài xét nghiệm nhằm tìm hiểu nguyên nhân để có cách điều chỉnh cho thích hợp.

    2. Thai nhi phát triển kém so với tuổi thai

    Nếu trên kết quả siêu âm, so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn bé có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3 cm, tức là bé đang có dấu hiệu thai nhi kém phát triển. Việc thai nhi quá nhỏ so với chuẩn sẽ khiến khi sinh ra bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh khiến sức khỏe không được đảm bảo.

    Bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Bạn có thể phải làm xét nghiệm kiểm tra chức năng nhau thai để bác sĩ đánh giá xem nhau có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, kiểm tra xem dây rốn có bất thường.

    Đồng thời bác sĩ sẽ hỏi thật cặn kẽ để biết chế độ dinh dưỡng của bạn có đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi hay có gặp các vấn đề gây tác động xấu đến sức khỏe tinh thần hay không. Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh phù hợp, chẳng hạn thay đổi chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý.

    Mối liên hệ giữa cân nặng của mẹ và trọng lượng thai theo tuần

    theo dõi cân nặng thai nhi

    Như trên đã đề cập, cân nặng của thai nhi cũng phụ thuộc vào cân nặng của mẹ bầu. Do đó, trong suốt thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu cũng phải được chú trọng quan tâm. Theo một số nghiên cứu, cân nặng của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng trưởng về chiều dài lẫn cân nặng thai nhi qua các tuần.

    Trong suốt thai kỳ, bạn nên tăng khoảng từ 10 – 12kg. Nếu mang đa thai, bạn có thể cần tăng khoảng 16 – 20 kg. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng việc tăng cân quá mức có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, khiến thai quá to và bạn có nguy cơ phải sinh mổNgược lại, tăng cân quá ít có thể khiến thai nhi không đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển dễ dẫn đến sinh non.

    Do vậy, thai phụ nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp để thai nhi phát triển khỏe mạnh đồng thời giúp việc sinh bé dễ dàng hơn. Ngoài việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, nếu không có bất thường gì phải hạn chế vận động, bạn hãy vận động 30 phút/ngày để có một thai kỳ khỏe mạnh.

    Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng của bạn chỉ nên tăng tối đa không quá 1,5 – 2kg. Song nếu bác sĩ cảnh báo rằng bạn đang thiếu cân, bạn phải tăng thêm khoảng hơn 2kg nữa. Nếu bạn thừa cân, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không quá 1kg.

    Giai đoạn thai kỳ từ tuần thứ 14 – 28, mỗi tuần bạn có thể tăng khoảng 0,5kg, nhưng nếu thừa cân bạn chỉ nên giới hạn cân nặng tăng khoảng 0,2 – 0,3kg/tuần mà thôi.

    Đặc biệt, một nghiên cứu khác cũng phát hiện thấy sự tăng trưởng về trọng lượng của thai nhi ở một mức độ nào đó bị ảnh hưởng bởi giới tính thai nhi, tuổi tác, chiều cao, cân nặng của mẹ.

    Mẹ bầu nên làm gì để cân nặng thai nhi phát triển theo tiêu chuẩn trung bình?

    Để thai nhi phát triển tốt nhất và đạt chuẩn về cân nặng, mẹ đừng bỏ qua những lời khuyên sau đây:

    • Khi mang thai, tốt nhất là mẹ không nên ăn kiêng. Về cơ bản, mẹ không cần ăn quá nhiều nhưng phải đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo thai nhi có thể phát triển toàn diện.
    • Xây dựng chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, tránh vận động mạnh. Các mẹ có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, duy trì cân nặng lành mạnh và tránh căng thẳng trong thai kỳ gây ảnh hưởng đến thai nhi.
    • Đảm bảo khám thai định kỳ đầy đủ để nắm được sự phát triển cũng như cân nặng của em bé theo tuần tuổi. Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ có thể đưa ra những tư vấn giúp mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp trong suốt thai kỳ.

    Trong việc chăm sóc thai kỳ, mẹ có thể cần dùng thêm sữa bầu để đảm bảo tối ưu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sử dụng thêm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cần thiết khác như gối ngủ chữ U, đai đỡ bụng bầu, kem ngăn ngừa rạn da cũng rất cần thiết. Hiện nay, mẹ có thể dễ dàng tìm kiếm và chọn mua các sản phẩm này dễ dàng, tham khảo ngay thông tin sản phẩm sau đây nhé:

    Vai trò của việc theo dõi cân nặng thai nhi

    Khi mang thai, sức khỏe của mẹ và bé được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, vì nỗi lo bé phát triển không khỏe mạnh nên các gia đình, bà mẹ thường có xu hướng bồi bổ quá mức khiến mẹ tăng cân không kiểm soát. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và thai nhi trong quá trình sinh và sự phát triển của trẻ sau này.

    Ngoài ra, trong thai kỳ, một số mẹ bầu thường có cảm giác chán ăn, ốm nghén, cơ thể không đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng bào thai dẫn đến chỉ số cân nặng theo tuổi thai có thể thấp hơn mức trung bình. 

    Việc theo dõi cân nặng thai nhi theo tuần là cực kỳ quan trọng giúp mẹ an tâm, thấu hiểu được sự phát triển của con đồng thời có một chế độ ăn uống, tập luyện trong cả thai kỳ hợp lý, vừa giúp thai nhi khỏe mạnh, phát triển trí não và thể chất tốt hơn vừa giúp sức khỏe mẹ ổn định, tránh các biến chứng nguy hiểm trong quá trình sinh nở.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

    Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


    Tác giả: Acc Api · Ngày cập nhật: 4 tuần trước

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo