backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Mẹ bị viêm họng khi đang cho con bú phải làm sao?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 20/12/2022

    Mẹ bị viêm họng khi đang cho con bú phải làm sao?

    Đang cho bú bị viêm họng, ho có thể khiến mẹ bối rối không biết làm thế nào vì sợ rằng mẹ bị viêm họng sẽ lây cho con còn nếu dùng thuốc thì lại có hại cho bé.

    Sau khi sinh xong, cơ thể mẹ thường rất yếu lại thêm tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng như hiện nay nên dễ dàng mắc phải các bệnh về đường hô hấp, trong đó viêm họng là phổ biến nhất. Mẹ cho con bú bị đau họng cần làm gì và có nên cho con bú tiếp không là băn khoăn khá phổ biến. Nếu bạn cũng đang ở trong tình huống này, hãy xem tiếp những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để tìm ra cách xử lý phù hợp nhất nhé.

    Mẹ bị viêm họng sẽ có những triệu chứng nào?

    Viêm họng là tình trạng niêm mạc hầu họng bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virus, dẫn đến cổ họng bị đau rát. Dấu hiệu nhận biết viêm họng có thể khác nhau ở mỗi người, tuy nhiên, nếu các bà mẹ đang cho con bú mắc bệnh thường sẽ gặp phải các triệu chứng sau:

    • Khô, ngứa, đau rát cổ họng, đau hơn khi nuốt
    • Ho khan, ho có đờm, cảm giác đau rát cổ họng nhiều hơn khi ho
    • Sưng đau, nổi hạch dưới cằm, cổ, sưng đỏ amidan
    • Cảm giác khó chịu, mắc vướng, khó nuốt, giọng khàn khó nói chuyện
    • Cổ họng nhạy cảm dễ buồn nôn, nôn
    • Sốt, mệt mỏi, đau đầu, hắt xì, sổ mũi

    Mẹ bị viêm họng, ho cho con bú có sao không?

    Mẹ bị viêm họng có nên cho con bú không còn tùy thuộc vào loại thuốc bạn dùng

    Bạn đang thắc mắc mẹ cho con bú bị đau họng có sao không? Câu trả lời cho câu hỏi mẹ bị ho, viêm họng cho con bú có sao không sẽ phụ thuộc vào việc bạn có dùng thuốc hay không. Bạn vẫn có thể cho bé bú sữa mẹ nếu uống các loại thuốc không truyền qua sữa mẹ.

    Vậy, có nên dùng thuốc viêm họng dành cho mẹ cho con bú? Một số loại thuốc trị viêm họng, ho có thể hòa tan vào sữa mẹ. Nếu bé bú phải sữa có chứa thuốc, bé có thể bị ảnh hưởng. Do đó, nếu mẹ cho con bú bị viêm họng có ý định dùng thuốc, tốt nhất mẹ nên đi khám và hỏi bác sĩ về những lưu ý về việc cho con bú khi đang dùng thuốc. Mẹ đang cho con bú bị đau họng tránh tự ý dùng thuốc ho, thuốc kháng sinh khi đang cho con bú vì điều này có thể gây hại cho bé.

    Đang cho con bú bị viêm họng uống thuốc gì?

    Mẹ cho con bú bị ho, viêm họng uống thuốc gì? Thuốc ho cho phụ nữ cho con bú nào phù hợp, không ảnh hưởng đến bé? Đây là những băn khoăn rất thường gặp.

    Theo khuyến cáo, phụ nữ đang cho con bú bị viêm họng không nên uống các loại thuốc Tây hay thuốc kháng sinh bởi những loại thuốc này có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mẹ bị viêm họng và bé. Nguyên nhân là do mẹ ăn hoặc uống gì đều có thể thông qua sữa mẹ mà truyền sang cơ thể của trẻ. Tuy nhiên, một số loại thuốc ho cho phụ nữ cho con bú có thể được kê đơn để điều trị cho bạn:

    • Cho con bú bị đau họng uống thuốc gì? Paracetamol và ibuprofen là hai loại thuốc an toàn có thể dùng để giảm đau họng cho phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc ho cho mẹ cho con bú để giúp giảm đau họng.
    • Tránh sử dụng thuốc thông mũi vì các loại thuốc này có thể cản trở việc cung cấp sữa mẹ.

    Cách trị ho, viêm họng cho mẹ sau sinh không dùng thuốc

    mật ong và chanh cho mẹ bị viêm họng

    Ngoài việc dùng thuốc, mẹ cho bú bị viêm họng có thể thử một số cách điều trị tại nhà đơn giản để giảm nhanh triệu chứng và không làm ảnh hưởng nhiều đến sữa mẹ:

    1. Cho con bú bị đau họng phải làm sao? Trà hoa cúc 

    Mẹ bị viêm họng uống trà hoa cúc có thể giúp giảm đau và tránh nhiễm trùng.

    2. Nước muối ấm rất tốt cho mẹ bị viêm họng

    Súc miệng bằng nước muối 3 lần mỗi ngày sẽ giúp sát khuẩn, giảm đau, giảm sưng rất tốt

    3. Mẹ cho con bú bị ho đau họng có thể dùng nước ép mầm lúa mì

    Thức uống giàu chất diệp lục, có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn phát triển và giảm đau họng.

    4. Cách trị ho cho mẹ cho con bú bằng nước chanh ấm 

    Pha 1 muỗng cà phê nước cốt chanh với một cốc nước ấm. Thức uống này sẽ giúp thu nhỏ mô họng bị sưng và tạo ra môi trường thù địch với các loại vi khuẩn và virus.

    5. Mẹ bị viêm họng nên uống mật ong và chanh

    Pha một muỗng cà phê mật ong với một tách trà nóng hoặc lấy ít nước cốt chanh rồi hòa chung với 1 muỗng cà phê mật ong trong một ly nước ấm và uống hỗn hợp này 2 lần/ngày không chỉ giúp giảm đau mà còn bảo vệ cổ họng bạn tốt hơn. Bởi mật ong có tác dụng sát khuẩn, trong khi chanh có thể làm giảm tắc nghẽn đờm nhầy.

    6. Cách trị viêm họng cho mẹ đang cho con bú bằng giấm táo 

    Súc miệng bằng giấm táo pha với nước ấm có thể giảm các triệu chứng đau họng.

    7. Nước gừng

    Gừng là thảo dược có khả năng giết chết các loại vi khuẩn ở cổ họng, giúp phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng đau họng rất hiệu quả. Bạn chỉ cần cho vài lát gừng nhỏ vào một ly nước ấm và uống đều đặn mỗi ngày là đã có thể đẩy lùi cơn đau họng.

    8. Bạc hà

    Bạc hà là thảo dược có tính kháng viêm, kháng khuẩn, có thể đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương một cách nhanh chóng. Để nâng cao hiệu quả kháng viêm của loại thảo dược này, bạn có thể pha thêm một muỗng cà phê mật ong vào tách trà bạc hà nóng và uống mỗi ngày trong thời gian bị viêm họng.

    Một số lưu ý cần nhớ khi mẹ đang cho con bú bị viêm họng

    Trong thời gian mẹ bị viêm họng đang cho con bú, bạn cần phải chú ý nhiều đến việc ăn uống. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi đang cho con bú mà bị viêm họng:

    • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C
    • Uống nhiều nước ấm mỗi ngày
    • Súc miệng bằng nước muối ba đến bốn lần một ngày
    • Ăn tỏi sống để cải thiện khả năng miễn dịch
    • Rửa tay thường xuyên để loại bỏ vi trùng
    • Không hắt hơi gần em bé, mẹ nên đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm cho con
    • Nghỉ ngơi đầy đủ để nhanh hồi phục
    • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đảm bảo nhà cửa luôn sạch sẽ, thông thoáng
    • Tránh đi đến những nơi đông người bởi những địa điểm này chứa rất nhiều vi khuẩn, bụi bặm và hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo.

    Khi nào cần đi khám?

    Tình trạng mẹ bị viêm họng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng đòi hỏi bạn phải đi khám ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu nhận thấy mình có những triệu chứng sau, bạn nên đi khám ngay:

    • Các triệu chứng viêm họng kéo dài hơn một tuần.
    • Sốt cao từ 40°C trở lên, sốt không giảm dù đã dùng thuốc.
    • Đang uống thuốc điều trị các bệnh tuyến giáp.

    Nguyên nhân khiến mẹ cho con bú hay bị viêm họng sổ mũi

    Mẹ đang cho con bú rất dễ bị đau họng, sổ mũi do:

    • Sau khi sinh xong, hệ miễn dịch đang suy giảm khiến cơ thể mẹ khá yếu ớt, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác sẽ “nhân” cơ hội này tấn công ở các “cửa ngõ” của cơ thể, đặc biệt là họng.
    • Thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt từ nóng sang lạnh. Vào mùa đông, mùa mưa mẹ thường bị viêm họng nhiều hơn.
    • Do một số số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh… hoặc có thể là triệu chứng của một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như bệnh bạch hầu, ho gà.
    • Do tiếp xúc với một số chất kích thích, dị ứng…

    Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích để có cách xử lý phù hợp khi mẹ bị viêm họng khi đang cho con bú. Nếu bạn có băn khoăn nào khác, hãy đến gặp bác sĩ để hỏi thêm nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 20/12/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo