backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Cho con bú có thật sự gây chảy xệ ngực?

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 13/09/2017

    Cho con bú có thật sự gây chảy xệ ngực?

    Hẳn bạn sẽ băn khoăn việc cho con bú sữa mẹ ảnh hưởng như thế nào tới bầu ngực, nhưng hãy làm như trái tim bạn mách bảo. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc cho con bú trực tiếp sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực tới hình dạng hay kích cỡ của ngực. Trong khi đó, một vài yếu tố không ngờ tới lại có thể gây chảy xệ ngực.

    Trong suốt thời kì mang thai, dây chằng nâng đỡ bộ ngực của bạn sẽ bị dãn ra và làm cho vú trở nên đầy và nặng hơn. Việc kéo dãn này góp phần dẫn đến ngực có nguy cơ chảy xệ sau khi sinh.

    Do đâu mà ngực bị chảy xệ?

    Nếu bạn có kích cỡ ngực quá lớn, bạn có nguy cơ bị chảy xệ ngực cao. Bốn yếu tố sau sẽ dẫn tới việc ngực bạn bị chảy xệ, bao gồm:

    • Tuổi tác ngày càng lớn;
    • Hút thuốc lá;
    • Trước khi mang thai, bạn đã từng mặc áo lót có kích cỡ lớn hơn cỡ ngực của mình;
    • Bạn đã mang thai nhiều lần.

    Trong đó, tuổi tác và hút thuốc lá sẽ làm da bị mất độ đàn hồi, từ đó dẫn đến nguy cơ chảy xệ ngực cao.

    Mức độ chảy xệ ngực được đánh giá ra sao?

    Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có bị chảy xệ ngực hay không dựa vào việc quan sát vị trí của núm vú và dựa vào thang đo để xác định tình trạng của bạn:

    • Xệ ngực nhẹ (cấp độ 1): Ở trường hợp này, đầu vú của bạn vẫn ở vị trí gần sát với vị trí bình thường.
    • Xệ ngực vừa (cấp độ 2): Trong trường hợp này, đầu ngực của bạn nằm dưới vị trí bình thường nhưng vẫn nằm phía trên điểm thấp nhất của bầu ngực.
    • Xệ ngực tiến triển (cấp độ 3): Trường hợp này sẽ được chẩn đoán khi núm vú của bạn sẽ nằm dưới vị trí bình thường và nằm ngay điểm thấp nhất của bầu ngực.
    • Xệ ngực nặng (cấp độ 4): Lúc này đầu vú của bạn sẽ nằm dưới cả vị trí bình thường và điểm thấp nhất của bầu ngực.

    Nếu bạn cảm thấy mặc cảm ngoại hình khi bị chảy xệ ngực, bạn có thể nhờ tới bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và thực hiện phẫu thuật nâng ngực. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một điều, bạn sẽ không thể cho con bú sau này nếu bạn chấp nhận thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ.

    Hãy nhớ rằng, sữa mẹ là thức ăn lí tưởng cho bé. Đừng nên để nỗi sợ ngực chảy xệ khiến bạn e ngại con bú sữa mẹ. Để duy trì bầu ngực của bạn trong bất kì giai đoạn nào của cuộc sống, hãy duy trì thói quen sống lành mạnh. Điều này bao gồm tập thể dục hàng ngày và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu bạn hút thuốc, hãy hỏi bác sĩ cách bỏ thuốc lá.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 13/09/2017

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo