backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

9 cách giảm đường huyết khi mang thai để hạn chế các biến chứng thai kỳ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Kim Chi · Ngày cập nhật: 04/04/2022

    9 cách giảm đường huyết khi mang thai để hạn chế các biến chứng thai kỳ

    Để có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú ý về dinh dưỡng, tập luyện. Đặc biệt, với người bị tiểu đường thai kỳ, cần biết cách giảm đường huyết khi mang thai.

    Đường huyết cao trong thời kỳ mang thai gọi là tiểu đường thai kỳ. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm 3 – 5% tổng số phụ nữ mang thai ở Mỹ. Bà bầu có nguy cơ tiểu đường thai kỳ nếu thuộc nhóm đối tượng sau: tình trạng thừa cân trước khi mang thai, tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.

    Nếu không được kiểm soát, tình trạng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ có thể sẽ hết sau khi sinh. Mẹ bầu không cần phải quá lo lắng vì có thể kiểm soát được mức độ đường huyết nhờ chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp với nhiều bài tập hợp lý.

    Dưới đây là 9 cách giảm đường huyết khi mang thai rất dễ áp dụng:

    1. Chế độ ăn uống lành mạnh

    Bạn hãy chọn cho mình một chế độ ăn uống an toàn, lành mạnh cho cả mẹ và thai nhi. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe toàn diên, độ tuổi và những điều kiện sức khỏe khác của mẹ bầu để dễ dàng kiểm soát. Để biết nên ăn những thực phẩm nào, bạn tham khảo thêm bài Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ.

    2. Cách hạ đường huyết cho bà bầu: Hạn chế những thực phẩm nhiều đường

    không uống nước ngọt là cách giảm đường huyết khi mang thai

    Nên tránh xa những thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như kẹo, bánh, nước có ga… Các thực phẩm này có thể làm tăng đường huyết khiến tình trạng tiểu đường thai kỳ trở nên tồi tệ hơn.

    3.  Cách giảm đường huyết khi mang thai: chia nhỏ bữa ăn hằng ngày

    Thay vì ăn ba bữa chính, bạn nên ăn từ 4 – 5 bữa mỗi ngày. Cách này sẽ giúp ngăn chặn lượng đường trong máu tăng cao một cách bất ngờ.

    4.  Giảm lượng carbohydrate và tăng bổ sung chất xơ trong chế độ ăn

    Bạn nên giảm lượng thực phẩm có nhiều carbohydrate (chất bột đường) như cơm, bún, bánh phở… và thay thế bằng thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt.

     5. Uống nước đầy đủ

    Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Việc cung cấp nước đều đặn giúp cân bằng lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng khi mang thai.

    6. Theo dõi lượng đường trong máu

    tiểu đường

    Kiểm tra, theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên bằng máy đo đường huyết. Kết quả đo giúp bạn điều chỉnh được chế độ ăn và điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn chặn việc tăng hoặc giảm đường huyết.

    7. Tập luyện thường xuyên

    Vận động thường xuyên một cách nhịp nhàng với sự cho phép của bác sĩ. Các hoạt động như đi bộ hoặc bơi lội giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu.

    8.  Chú ý đến bữa sáng

    Lượng đường trong máu vào buổi sáng thường có thể khó kiểm soát vì đó là thời điểm hormone thai kỳ tăng rất mạnh. Những hormone này có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng lên ngay cả trước khi bạn ăn. Như vậy thì ngũ cốc khô, trái cây và sữa không phải là lựa chọn tốt nhất cho bữa sáng vì chúng được tiêu hóa rất nhanh và có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Thay vào đó, bữa sáng gồm ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu protein thường là tốt nhất.

    9. Tiêm insulin

    tiêm insullin để giảm đường huyết khi mang thai

    Tiêm insulin theo hướng dẫn của bác sĩ. Đây là việc điều trị áp dụng khi không thể kiểm soát được lượng đường huyết qua chế độ ăn và vận động. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách thức và thời gian tiêm insulin và cách thức bảo quản loại thuốc này để đảm bảo an toàn.

    Theo Cleveland Clinic, với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, mức đường huyết mục tiêu là:

    • Chỉ số đường huyết lúc đói là ≤ 95mg glucose/100ml máu.
    • Chỉ số đường huyết sau ăn 1 giờ là ≤ 140mg glucose/100ml máu
    • Chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ là ≤120mg glucose/100ml máu.

    Có thể bạn quan tâm: Điều trị tiểu đường thai kỳ thế nào để mẹ và bé không gặp biến chứng?

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Kim Chi · Ngày cập nhật: 04/04/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo