backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Mách nhỏ thông tin cần biết về bà bầu uống cà phê

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 20/05/2022

    Mách nhỏ thông tin cần biết về bà bầu uống cà phê

    Không ít bà bầu uống cà phê hoặc thức uống chứa caffeine như một cách kích thích sự tập trung, đẩy lùi cơn mỏi mệt vào buổi sáng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống một lượng hợp lý để tránh ảnh hưởng đến mẹ lẫn con.

    Cà phê và trà là hai trong số những thức uống chứa caffeine phổ biến, được ưa chuộng trên khắp mọi nơi. Khi được thưởng thức với một lượng vừa phải, caffeine sẽ giúp tăng cường sự tỉnh táo cho cơ thể, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu là “con nghiện cà phê’, bạn sẽ tự hỏi liệu bà bầu uống cà phê có an toàn không? Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc trên cũng như lượng cà phê an toàn mà bạn có thể uống.

    Bà bầu uống cà phê bao nhiêu là đủ?

    Phụ nữ mang thai có thể hấp thu tới 200mg caffeine mỗi ngày. Nói cách khác, bạn có thể uống một cốc rưỡi cà phê phin hoặc hai cốc cà phê hòa tan mỗi ngày để làm dịu cơn thèm caffeine. Tuy nhiên, mẹ bầu nên lưu ý rằng việc hạn chế thức uống chứa caffeine trong thai kỳ vẫn là điều nên làm.

    Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu uống cà phê quá nhiều?

    Cơ thể bạn có thể dung nạp một lượng caffeine ở mức trung bình mỗi ngày. Việc lạm dụng quá mức thức uống chứa caffeine sẽ gây ra các tác dụng phụ bất lợi cho cả bạn và em bé.

    1. Ảnh hưởng của caffeine với bà bầu

    • Caffeine là một chất kích thích, nếu tiêu thụ quá nhiều loại chất này có thể làm tăng huyết áp khi mang thai và tăng nhịp tim, gây lo lắng, mất ngủ hoặc khó ngủ.
    • Caffeine cũng được ví như một loại thuốc lợi tiểu và làm tăng tần suất đi vệ sinh. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ vô tình làm cơ thể mất nước
    • Thường xuyên uống cà phê hoặc thức uống chứa caffeine có thể gây lệ thuộc. Khi bà bầu kiêng cà phê đột ngột, rất có thể bạn sẽ gặp các triệu chứng như khó chịu, mệt mỏi và đau đầu.

    2. Ảnh hưởng của caffeine với thai nhi

    • Caffeine cũng có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến các cơ quan đang phát triển trong bào thai do bé không thể xử lý được loại chất này.
    • Bà bầu uống cà phê hoặc thức uống chứa nhiều caffeine cũng kích thích thai nhi khiến em bé hoạt động trong thời gian dài.
    • Caffeine cũng sẽ khiến nhịp tim của thai nhi đập nhanh hơn, dẫn đến rối loạn giấc ngủ hoặc nhịp tim không đều.

    Thức uống chứa caffeine

    Đối với hầu hết mọi người, caffeine đồng nghĩa với cà phê. Nhưng bạn có biết rằng một số đồ uống và thực phẩm rắn khác cũng chứa một lượng caffeine nhất định? Trên thực tế, ngay cả những thực phẩm được ghi nhãn mác là không chứa caffeine hoặc đã khử caffeine cũng có thể chứa dấu vết của loại chất này.

    Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine. Tuy nhiên, số liệu này có thể thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào những yếu tố nhất định.

    Sản phẩm Khối lượng Lượng caffeine

    (mg)

    Cà phê phin 240ml 135
    Cà phê gói 240ml 95
    Cà phê decaf"}’>Cà phê decaf

    240ml

    2

    Trà decaf

    1 túi lọc

    2

    Trà đen

    1 túi lọc

    40

    Trà xanh

    1 túi lọc

    20

    Nước ngọt

    350ml

    35

    Nước tăng lực

    350ml

    80

    Ngoài caffeine, nước tăng lực cũng thường chứa một lượng lớn đường bổ sung hoặc chất làm ngọt nhân tạo, khiến chúng thiếu giá trị dinh dưỡng. Thức uống này cũng chứa các loại thảo mộc khác nhau, chẳng hạn như nhân sâm, được coi là không an toàn cho phụ nữ mang thai. Hơn nữa, bạn nên tránh sử dụng một số loại trà thảo mộc trong khi mang thai, bao gồm cả những loại trà từ cỏ cà ri, trà rễ cam thảo hoặc trà từ rễ rau diếp xoăn.

    Thuốc cũng có thể chứa caffeine

    Một số loại thuốc giảm đau, đặc biệt là thuốc trị cảm lạnh và cúm, có chứa caffeine để chống lại tác dụng an thần của chúng. Do vậy, hãy đọc kỹ thành phần trước khi sử dụng và hỏi dược sĩ liệu loại thuốc bạn muốn mua có gây buồn ngủ hay không.

    Thức uống thay thế cà phê cho mẹ bầu

    bà bầu uống cà phê

    Bà bầu uống cà phê vừa phải sẽ không gây hại gì nhưng nếu bạn muốn giảm hoặc từ bỏ cà phê hoàn toàn thì có những lựa chọn thay thế an toàn hơn, ít caffeine hơn dành cho bạn:

    • Trà xanh: Trà xanh hoặc trà thảo mộc có chứa ít caffeine hơn và cũng là thức uống an toàn nhất dành cho bạn
    • Cà phê hòa tan: Chọn cà phê hòa tan thay vì cà phê pha phin. Một nửa muỗng cà phê hòa tan với sữa tươi sẽ là một lựa chọn tốt cho bà bầu
    • Cà phê decaf: Cà phê decaf là loại cà phê đã tách chiết gần như tất cả hàm lượng caffeine. Nếu bạn mắc phải chứng đái tháo đường thai kỳ nhưng vẫn yêu thích cà phê thì đừng nên bỏ qua món cà phê decaf nhé.
    • Nước chanh: Thức uống này hoàn toàn không chứa caffeine hay các chất kích thích nào đối với em bé. Ngoài ra, nước chanh còn tốt cho tiêu hóa, sức khỏe của tim và da cũng như làm dịu cơn khát của bạn.
    • Nước dừa: Nước dừa giúp duy trì cân bằng pH, giảm tiêu hóa, cải thiện khả năng miễn dịch và cũng giúp bạn tăng năng lượng.
    • Sữa chua: Chế biến sữa chua cùng một chút đá xay và trái cây tươi sẽ là thức uống lý tưởng cho bà bầu.

    Một số câu hỏi phổ biến về việc bà bầu uống cà phê

    1. Mang thai 3 tháng uống cà phê được không?

    Câu trả lời là có, bà bầu có thể uống cà phê trong thời kỳ đầu mang thai. Tuy nhiên, bạn nên tính toán lượng cà phê cần uống để lượng caffeine hấp thụ không vượt quá 200mg mỗi ngày.

    2. Bà bầu uống cà phê sữa được không?

    Bạn hoàn toàn có thể uống cà phê sữa. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý đến lượng cà phê cho mỗi lần uống.

    3. Uống cà phê có gây sẩy thai không?

    Uống quá nhiều cà phê có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.

    4. Khi nào không nên uống cà phê?

    Nếu mắc phải một số tình trạng như khó ngủ, khó tiêu hoặc các bệnh liên quan đến huyết áp, bạn không nên uống cà phê.

    5. Uống cà phê có ảnh hưởng đến kết quả thử thai không?

    Uống cà phê sẽ không ảnh hưởng đến kết quả thử thai. Tuy nhiên, uống nhiều cà phê hoặc đồ uống có chứa caffeine sẽ làm tăng tần suất đi tiểu, từ đó ảnh hưởng kết quả xét nghiệm mang thai do nước tiểu bị pha loãng và lượng hormone hCG cũng bị giảm xuống.

    6. Bà bầu 3 tháng cuối uống cà phê được không?

    Nếu quá thèm cà phê, mẹ bầu có thể uống 1 ly nhỏ cà phê pha loãng cùng đá, sữa tươi để trung hòa bớt lượng caffeine. Mẹ bầu uống quá nhiều cà phê sẽ khiến thai nhi chậm phát triển.

    Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ bầu biết lượng cà phê mà mình có thể tiêu thụ là bao nhiêu để tránh ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con.

    Phương Uyên/HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 20/05/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo