backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Bà bầu ăn rau ngót nấu canh được không? Mẹ cần lưu ý điều gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên · Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 13/07/2023

    Bà bầu ăn rau ngót nấu canh được không? Mẹ cần lưu ý điều gì?

    Bà bầu có nên ăn rau ngót hay có bầu ăn rau ngót được không là nỗi băn khoăn muôn thuở của nhiều phụ nữ mang thai. Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rau ngót có thể gây sảy thai nhưng lại có rất nhiều lời đồn đại về vấn đề này.

    Bà bầu ăn rau ngót dễ bị sảy thai là kinh nghiệm lâu đời được truyền trong dân gian. Thế nhưng, liệu quan niệm tuyệt đối không ăn rau ngót khi mang thai có còn đúng? Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ của bác sĩ Tạ Trung Kiên để có lời giải đáp nhé.

    Bà bầu có nên ăn rau ngót?

    Hiện có rất nhiều lời đồn về việc bà bầu ăn rau ngót, canh rau ngót có thể gây sẩy thai nhưng đúng – sai của lời đồn này vẫn chưa được khẳng định. Thực tế, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh rau ngót có ảnh hưởng đến thai nhi.

    Tuy nhiên, rau ngót từ lâu đã được biết đến như là một món ăn giúp co thắt tử cung, thường được khuyên ăn sau sanh để tử cung tống sạch sản dịch còn ứ đọng.

    Vậy câu hỏi đặt ra là bà bầu có nên ăn rau ngót? Câu trả lời là có thể, nhưng mỗi ngày bạn không nên ăn vượt quá 30g. Trong những tháng đầu thai kỳ, bà bầu cũng nên hạn chế ăn rau ngót bởi lúc này cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi, lượng chất xơ dồi dào trong rau ngót có thể khiến bạn thấy khó tiêu, đầy bụng.

    Giá trị dinh dưỡng của rau ngót

    bà bầu có nên ăn canh rau ngót

    Rau ngót (hay còn gọi là bù ngót, rau tuốt hay bồ ngót) là một loài cây bụi mọc hoang ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, loại rau này thường được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn có hương vị thơm ngon và tốt cho sức khỏe.

    Trong các loại rau, rau ngót có chứa rất nhiều chất bổ. Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, B1, B6, magiê, kali, canxi, phốt pho, rau ngót còn có chứa một lượng đạm đáng kể (protid). Theo nghiên cứu, trong 100g rau ngót có chứa:

    • 5,3g đạm
    • 3,4g tinh bột
    • 169mg canxi
    • 2,7mg sắt
    • 64,5mg phốt pho
    • 6mcg carotin
    • 185mg vitamin C
    • 2,2g vitamin PP
    • 100mcg vitamin B1
    • 400mcg vitamin B2

    Nhìn chung, các chất dinh dưỡng có trong rau ngót đều tốt cho sức khỏe nhưng liệu bà bầu có nên ăn rau ngót hay có bầu ăn rau ngót được không? Đừng bỏ qua những chia sẻ tiếp theo dưới đây!

    Bà bầu mấy tháng thì ăn rau ngót được?

    Trong suốt thai kỳ, chị em thường có những thắc mắc như bầu 4 tháng ăn rau ngót được không? Bầu 5 tháng ăn rau ngót được không? Bầu 6 tháng ăn rau ngót được không?… Sau đây là câu trả lời cụ thể:

    • Mẹ bầu không được khuyến khích ăn rau ngót khi mới mang thai nhưng từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ có thai kỳ khỏe mạnh có thể ăn rau ngót để bổ sung dưỡng chất cần thiết. Mẹ có thể luộc rau ngót hoặc nấu canh để ăn nhưng lưu ý là không nên ăn quá nhiều lần trong tháng.
    • Đối với mẹ bầu yếu ớt, có tiền sử ra máu dọa sảy thai, nguy cơ sảy thai, sinh non thì cần tránh ăn loại rau này.

    Bà bầu ăn rau ngót quá nhiều có tác hại gì?

    Bà bầu ăn rau ngót quá nhiều có tác hại gì? Câu trả lời là mẹ bầu có thể gặp một trong các trường hợp sau: 

  • Nguy cơ sẩy thai: Ăn rau ngót có tác dụng co thắt tử cung, chính vì thế , mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ loại rau này, đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai. Nguyên do là bởi tỷ lệ động thai, sảy thai trong 3 tháng đầu là cao nên cần hạn chế  rau ngót để tránh làm xấu hơn tình trạng bệnh.
  • Cản trở sự hấp thụ canxi và phốt pho: Glucocorticoid, một chất được sản sinh thông qua quá trình trao đổi chất từ lá rau ngót, có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho của cơ thể.
  • Gây mất ngủ: Ngoài nguy cơ gây sảy thai, bà bầu ăn rau ngót còn có thể bị mất ngủ, ăn uống kém, khó thở.
  • Một số lưu ý khi ăn rau ngót trong thời gian mang thai

    Có bầu ăn rau ngót được không hay bầu có ăn được rau ngót không? Câu trả lời sẽ có cho từng trường hợp cụ thể sau đây:

    • Bà bầu có tiền sử sinh non, sẩy thai hoặc sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thì nên hạn chế ăn rau ngót để giảm thiểu những nguy cơ xấu có thể xảy ra với mẹ và bé. 
    • Để đảm bảo an toàn, bạn nên tránh ăn rau ngót tươi, thay vào đó nên luộc hoặc nấu canh.
    • Khi chọn mua rau ngót, bạn cũng nên chọn mua rau ngót sạch, tươi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh ngộ độc.

    Những loại rau tốt cho bà bầu thay cho rau ngót

    rau tốt cho bà bầu

    Trong thời gian mang thai, rau xanh là loại thực phẩm rất quan trọng trong chế độ ăn. Ngoài những loại rau bạn nên hạn chế ăn quá nhiều như rau ngót, còn những loại rau tốt cho bà bầu mà bạn có thể thử: 

    Rau chân vịt

    Trong các loại rau xanh, rau chân vịt được mệnh danh là “thực phẩm vàng” đối với bà bầu. Rau chân vịt có chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé như vitamin A, C, E, K, canxi, magiê, sắt, chất xơ… Các chất này giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường thị lực, giảm nguy cơ tăng cân mất kiểm soát của người mẹ trong thời gian mang thai. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ sự phát triển của xương và tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

    Súp lơ xanh

    Đây là loại rau xanh có chứa nhiều khoáng chất như axit folic, magiê, phốt pho, vitamin K, A… giúp ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ như táo bón, chuột rút, loãng xương, thiếu máu. Do đó, bà bầu nên bổ sung súp lơ vào chế độ ăn hằng tuần.

    Cải thìa

    Cải thìa có chứa hàm lượng chất sắt rất lớn, giúp giảm thiểu nguy cơ bà bầu bị thiếu máu khi mang thai. Bên cạnh đó, cải thìa còn là thực phẩm kháng viêm cực tốt, giúp ngăn ngừa bệnh viêm khớp và tim mạch.

    Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn đã có được câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc bà bầu ăn rau ngót có được không hay bầu có được ăn rau ngót không.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Tạ Trung Kiên

    Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


    Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 13/07/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo