backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Bà bầu bị viêm tai giữa do nguyên nhân nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thanh Thảo · Ngày cập nhật: 07/11/2018

    Bà bầu bị viêm tai giữa do nguyên nhân nào?

    Trong thời gian mang thai, sức khỏe của bạn sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là hệ miễn dịch suy yếu nên dễ mắc bệnh hơn. Nếu bà bầu bị viêm tai giữa thì càng nên cẩn thận để giảm bớt sự khó chịu.

    Nếu đang bị viêm tai giữa khi đang mang thai thì việc điều trị sẽ cần được quan tâm và chú ý nhiều hơn. Viêm tai giữa thường do tai bị nhiễm nấm, sự tích tụ ráy tai, hay áp lực hình thành khi bạn ngủ. Dưới đây là những nguyên nhân và biện pháp điều trị cho bà bầu bị viêm tai giữa.

    Nguyên nhân bà bầu bị viêm tai giữa

    Mầm bệnh

    Viêm tai giữa xảy ra khi mầm bệnh như vi khuẩn, virus xâm nhập vào tai bạn. Những mầm bệnh này có thể gây nhiều bệnh thường gặp như rỉ dịch mủ, cảm lạnh, dị ứng, viêm xoang, viêm amiđan.

    Tình trạng viêm này sẽ khiến ống Eustachian (ống nối tai giữa và họng) bị tắc nghẽn, khiến dịch tích tụ trong tai giữa và gây nhiễm trùng. Trong một vài trường hợp, viêm tai giữa còn khiến bạn ù tai và mất thính lực nữa.

    Nguyên nhân khác

    • Sự tích tụ của ráy tai.
    • Áp lực lên tai khi ngủ hay nằm nghiêng một bên.

    Nếu bạn đã từng bị viêm tai giữa mạn tính thì khả năng bạn bị viêm tai giữa khi mang thai sẽ cao hơn.

    Triệu chứng viêm tai giữa

    Có một vài triệu chứng giúp nhận biết tình trạng mẹ bầu viêm tai giữa như:

    • Đau tai dữ dội, cảm giác như có búa đập vào trong tai
    • Mất thính lực
    • Đau đầu
    • Chảy dịch từ tai
    • Cảm giác áp lực trong tai
    • Ống tai giữa hay tai trong sưng lên.

    Bạn thường sẽ không chú ý đến tai mình có sưng hay không, mà bác sĩ sẽ thăm khám và phát hiện được triệu chứng này.

    Viêm tai thường biểu hiện rất rõ ràng. Khi mắc phải viêm mạn tính và không rõ ràng, bạn cần đi khám bác sĩ ngay nhé.

    Biện pháp điều trị tại nhà

    Mặc dù biện pháp điều trị tại nhà sẽ đơn giản hơn cho các bà bầu bị viêm tai giữa dạng nhẹ nhưng bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

    1. Giấm

    Giấm gạo hay giấm táo đều được biết đến là những chất diệt nấm tự nhiên. Giấm tiêu diệt và rửa trôi nấm ra khỏi tai của bạn.

    • Trộn 1 thìa súp giấm và 1 thìa súp nước với nhau.
    • Nằm nghiêng sao cho bên tai bị viêm lên trên.
    • Nhúng miếng cotton vào hỗn hợp trên và đưa vào bên tai viêm.
    • Để miếng cotton trong khoảng 15 phút và nằm nghiêng về bên tai viêm để nước chảy ra.
    • Để tai khô hoàn toàn.
    • Thực hiện 2 lần/ngày, bạn có thể hết viêm tai trong 2 hay 3 ngày.

    Bạn cũng có thể nhỏ hỗn hợp vào tai bằng bình nhỏ giọt. Lắc nhẹ đầu và để miếng cotton vào tai khoảng 15 phút rồi lấy ra. Bạn nên dùng bông ráy tai để giúp tai khô.

    1. Túi muối

    Khi bạn bị đau tai vì cảm lạnh hay viêm xoang, bạn có thể giảm đau bằng cách đặt túi muối ấm hay chai nước nóng lên vùng tai bị viêm.

    Bạn có thể tự làm túi muối bằng cách cho 100g muối vào chảo và làm nóng lên. Bọc muối bằng vải sạch và gói lại bên ngoài. Đặt túi lên tai và vỗ nhẹ cho đến khi nhiệt độ giảm xuống. Cách này còn giúp giảm áp lực lên tai của bạn.

    1. Dầu tỏi

    dầu tỏi

    Tỏi có tính kháng khuẩn nên có thể giúp bạn trị viêm tai giữa. Nhỏ 3 giọt dầu tỏi vào tai bị viêm. Đây là một biện pháp an toàn, nhưng nếu bạn bị viêm tai nặng thì thời gian để tai hết viêm sẽ khá lâu.

  • Dầu ô liu hay dầu khoáng
  • Nhỏ 2 giọt dầu khoáng hay dầu ô liu vào tai bị viêm, dầu sẽ làm mềm đi các ráy tai tắc nghẽn trong tai và khiến chúng dễ dàng ra khỏi tai. Nếu bạn vẫn còn đau hay ráy tai quá cứng, bạn nên đến bác sĩ khám nhé.

    1. Khăn ấm

    Làm ấm khăn hay vải bằng máy tạo nhiệt hay bàn ủi rồi đặt khăn ấm lên vùng tai bị viêm. Việc này giúp bạn giảm đau.

    1. Xông hơi

    Xông hơi sẽ giúp bạn làm loãng chất nhầy và giảm đau tai cũng như viêm tai gây ra do cảm lạnh, cảm cúm hay viêm xoang.

    Điều trị viêm tai giữa trong thai kỳ

    1. Kháng sinh

    Trong trường hợp viêm tai giữa nặng và mạn tính, bạn sẽ được bác sĩ kê kháng sinh sau khi xác định thuốc không ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, những kháng sinh này thường nằm trong mục an toàn cho thai nhi theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

    • Amoxicillin và Tylenol thuộc nhóm B, được kê cho bà bầu bị viêm tai giữa. Tylenol còn được biết đến là acetaminophen, là một chất giảm đau giúp bạn dễ chịu hơn.
    • Thuốc nhỏ tai cũng thường được kê đơn. Thuốc sẽ được nhỏ lên đầu tăm bông và đưa vào tai. Bằng cách này, thuốc sẽ có tác dụng nhanh hơn và ít ảnh hưởng nhất đến thai nhi.
    1. Phẫu thuật

    Phẫu thuật là lựa chọn hiếm xảy ra và là biện pháp cuối cùng của bác sĩ. Nếu viêm tai giữa không biến mất, bác sĩ sẽ cần phẫu thuật để dẫn lưu dịch từ tai giữa. Việc này sẽ giúp bạn nghe rõ hơn và giảm sự khó chịu cho bạn. Phẫu thuật cũng sẽ được thực hiện nếu amiđan của bạn quá to và không gây nguy hiểm cho mẹ và con.

    Bà bầu bị viêm tai giữa có ảnh hưởng đến thai nhi không?

    Khi vi khuẩn trong tai không xâm nhập vào máu, thai nhi vẫn chưa bị ảnh hưởng. Bạn có thể uống thuốc để điều trị viêm tai giữa từ sớm trước khi các biến chứng xảy ra. Tuy nhiên, viêm tai giữa cũng là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em, bạn cũng có thể tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng – chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em nhé.

    Phòng ngừa viêm tai giữa

    • Tránh để nước vào tai bạn. Nước trong tai làm tăng độ ẩm và khiến nhiều vi khuẩn sinh sôi hơn.
    • Làm sạch tai định kỳ bằng tăm bông
    • Đừng dùng tăm bông nếu bạn bị đau tai là do ráy tai tích tụ trong tai. Tăm bông sẽ đẩy ráy tai vào sâu hơn, làm tăng áp lực và khiến bạn bị đau tai.
    • Kiêng ăn những loại thực phẩm có khả năng làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Thanh Thảo · Ngày cập nhật: 07/11/2018

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo