backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Bà bầu ăn dưa hấu: Giảm táo bón, ngừa khó tiêu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 25/11/2020

    Bà bầu ăn dưa hấu: Giảm táo bón, ngừa khó tiêu

    Nhiều phụ nữ rỉ tai nhau rằng bà bầu ăn dưa hấu không tốt cho thai nhi bởi dưa mang tính hàn, dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy. Tuy nhiên, sự thật lại không đúng như vậy.

    Dẫu cho dưa hấu rất phổ biến nhưng không ít phụ nữ mang thai băn khoăn rằng liệu bà bầu có nên ăn dưa hấu không? Nếu đang có những thắc mắc này, hãy tham khảo bài viết sau của Hello Bacsi nhé.

    Bầu ăn dưa hấu được không?

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu hoàn toàn có thể ăn dưa hấu khi mang thai. Loại quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, không những an toàn mà tốt cho cả mẹ lẫn bé yêu.

    Dưa hấu chứa chủ yếu  là nước (91%) và carbs (7,5%). Loại quả này hầu như không có protein hoặc chất béo và rất ít calo. Các chất dinh dưỡng trong 100g thịt quả dưa hấu bao gồm:

    • Calo: 30
    • Nước: 91%
    • Protein: 0,6g
    • Carbs: 7,6g
    • Đường: 6,2g
    • Chất xơ: 0,4g
    • Chất béo: 0,2g

    Lợi ích khi bà bầu ăn dưa hấu

    Một số điểm tốt nếu bạn ăn dưa hấu khi mang thai bao gồm:

    1. Bà bầu ăn dưa hấu giảm ợ nóng

    Mang thai gây ra những thay đổi nội tiết tố lớn trong cơ thể, gây một số vấn đề khó chịu nhất định, chẳng hạn như ợ nóng. Dưa hấu được biết là có tác dụng làm dịu hệ thống tiêu hóa và giúp mẹ bầu giảm bớt tình trạng ợ nóng, khó tiêu nhanh chóng.

    Vì vậy, nếu lần sau dạ dày bạn có cảm giác bồn chồn nhưng không phải do cơn đói gây ra, hãy thử tìm đến món trái cây thơm ngon, đẹp mắt này nhé.

    2. Ngăn ngừa phù nề

    Bên cạnh ợ nóng, khó tiêu thì mẹ bầu cũng thường phải đối phó với những vết sưng bất thường ở tay và chân. Tình trạng này còn được gọi là phù nề. Tình trạng bà bầu bị phù chân, tay xuất hiện do sự tích tụ bất thường của chất lỏng tại một số mô trong cơ thể dẫn đến cảm giác đau nhức. Mặt khác, hàm lượng nước cao của dưa hấu giúp ngăn chặn sự tắc nghẽn và giảm phù nề ở bà bầu.

    3. Giảm ốm nghén

    Một cốc nước ép dưa hấu sẽ có thể đẩy lùi chứng ốm nghén, tình trạng vốn dĩ dễ dàng đánh gục bất kỳ mẹ bầu nào. Ngoài ra, việc uống nước ép dưa hấu vào buổi sáng cũng cung cấp thêm nguồn năng lượng cho một ngày dài hoạt động.

    4. Cung cấp nước

    bà bầu ăn dưa hấu

    Bà bầu thường vô tình rơi vào tình trạng thiếu nước nhưng tiếc thay chính bạn đôi khi cũng không nhận ra điều này. Mất nước có thể khiến bạn mệt mỏi khi mang thai, gây ra cảm giác thờ ơ, chán chường hoặc thậm chí những trường hợp nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như tình trạng sinh non. Nếu lúc nào đó bạn không muốn uống nước lọc, hãy thử ăn dưa hấu hoặc uống nước ép xem sao nhé!

    5. Bà bầu ăn dưa hấu ytăng đề kháng

    Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ phải làm việc gấp đôi để chống lại nhiễm trùng và bệnh tật cho cả mẹ lẫn em bé trong bụng. Do vậy, một hệ miễn dịch mạnh mẽ là điều cần thiết. Bà bầu ăn dưa hấu không những cải thiện vị giác mà còn đem lại thêm lợi ích cho sức khỏe khác. Dưa hấu chứa một loại chất chống oxy hóa có tên lycopene với khả năng tăng mức độ miễn dịch cho mẹ bầu.

    6. Đào thải độc tố

    Dưa hấu có đặc tính lợi tiểu giúp loại bỏ độc tố và giảm axit uric trong cơ thể. Đặc tính này của dưa hấu cũng hỗ trợ giúp chức năng của gan, thận cảu mẹ bầu hoạt động hiệu quả hơn khi mang thai.

    7. Giảm chuột rút

    Cơ thể của phụ nữ mang thai liên tục chịu đựng cũng như cố gắng thích nghi với những thay đổi đang diễn ra bên trong, chẳng hạn như tăng cân nhanh chóng, mất cân bằng nội tiết tố. Điều này dễ dàng khiến bạn bị chuột rút gây đau đớn khó chịu. Bà bầu ăn dưa hấu sẽ phần nào hỗ trợ giảm cảm giác đau đớn do chuột rút khi mang thai bên cạnh những biện pháp khác, bao gồm chườm nóng lạnh…

    8. Tăng mức năng lượng

    Dưa hấu chứa một lượng khoáng chất phong phú như kali và magiê, vitamin như A, B1 và B6. Những dưỡng chất này là chất tăng cường năng lượng tự nhiên tuyệt vời cho cơ thể. Chúng cũng có ích cho sự phát triển của hệ thống thị lực, miễn dịch và thần kinh của bé.

    9.  Bà bầu ăn dưa hấu ngừa sạm da

    Sự thay đổi nội tiết tố diễn ra trong cơ thể người phụ nữ khi mang thai có thể khiến da trông loang lổ và xỉn màu. Mẹ bầu ăn dưa hấu sẽ cải thiện quá trình tiêu hóa và loại bỏ độc tố, góp phần đem đến một làn da sáng tự nhiên, không bị nám hay sạm.

    10. Ngăn ngừa tiền sản giật

    Như đã nói ở trên, dưa hấu chứa hàm lượng lycopene cao, không những giúp giảm các cơn chuột rút mà còn ngăn ngừa tiền sản giật. Đây là một tình trạng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả bạn lẫn em bé. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng ăn nhiều trái cây, chẳng hạn như dưa hấu dưới mọi hình thức làm giảm khả năng thai nhi chậm phát triển trong tử cung.

    11. Giảm táo bón

    bà bầu ăn dưa hấu

    Bà bầu bị táo bón là một trong những tình trạng phổ biến khác mà phụ nữ mang thai dễ dàng gặp phải. Tuy nhiên, bạn sẽ giải quyết được vấn đề này nhờ vào quả dưa hấu. Hàm lượng chất xơ cao có trong loại trái cây này giúp làm mềm phân và lượng nước cũng hỗ trợ quá trình cơ thể đào thải phân ra ngoài.

    12. Thúc đẩy xương của thai nhi được khỏe mạnh

    Một lý do quan trọng khác để bà bầu ăn dưa hấu khi mang thai là loại quả này giúp hệ xương và răng của em bé hình thành tốt hơn. Dưa hấu chứa canxi và kali với lượng đáng kể, những khoáng chất này đều cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

    Tác dụng phụ nếu ăn dưa hấu khi mang thai

    Dẫu rất tốt cho cơ thể nhưng nếu bạn ăn dưa hấu khi mang thai quá nhiều, mẹ bầu sẽ dễ gặp phải một số tình trạng không mong muốn, chẳng hạn như:

    1. Đái tháo đường thai kỳ: Ăn quá nhiều dưa hấu làm tăng lượng đường trong máu, do đó gây ra bệnhtiểu đường thai kỳ.
    2. Thải độc quá mức: Dưa hấu giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể nên vô tình có thể đào thải một số chất dinh dưỡng cần thiết ra ngoài.
    3. Các vấn đề về dạ dày: Tránh ăn dưa hấu đã để ở ngoài trong một thời gian dài vì nó có thể dẫn đến buồn nôn, nôn mửa và các vấn đề về đường tiêu hóa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 25/11/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo