backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Tuyến giáp trong thai kỳ, những điều mẹ bầu cần biết (P2)

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Đăng Lâm · Ngày cập nhật: 03/07/2020

    Tuyến giáp trong thai kỳ, những điều mẹ bầu cần biết (P2)

    Bệnh lý tuyến giáp là bệnh mà nhiều mẹ bầu cần phải lưu ý. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong thời kỳ mang thai là vô cùng quan trọng.

    Cường giáp là một trong những bệnh lý tuyến giáp đang được quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về triệu chứng cũng như cách điều trị căn bệnh này.

    Triệu chứng của bệnh cường giáp

    Bạn có thể dễ dàng nhận biết được tình trạng rối loạn bằng cách theo dõi các triệu chứng cường giáp sau đây:

    Ảnh hưởng của bệnh cường giáp

    Nếu không phát hiện và điều trị bệnh trong thai kỳ sẽ làm ảnh hưởng đến cơ thể bạn và cả thai nhi. Dưới đây là danh sách các vấn đề thường gặp:

    Nếu bạn có bất kỳ tiền sử nào của bệnh Graves, khả năng lớn là cơ thể bạn vẫn còn các kháng thể TSI (Thyroid Stimulating Immunoglobulin) trong máu, thậm chí nếu nồng độ hormone tuyến giáp của bạn đã ở mức bình thường. Các kháng thể TSI từ máu thai phụ có thể qua nhau thai và vào máu con, từ đó tấn công lên tuyến giáp, kích thích nó tiết nhiều hormone giáp hơn.

    Tuy nhiên, nếu như bạn đang sử dụng thuốc kháng giáp, khả năng thai nhi bị cường giáp sẽ giảm dần do các loại thuốc này can thiệp lên nhau thai. Các vấn đề tuyến giáp của mẹ bầu dẫn đến cường giáp ở thai nhi sau này có thể làm cho trẻ bị tăng nhịp tim, dẫn đến suy tim, khớp sọ bị đóng sớm, tăng cân kém và các vấn đề về hô hấp…

    Chẩn đoán cường giáp

    Nền tảng chẩn đoán cường giáp ở mẹ bầu là thăm khám các triệu chứng và làm xét nghiệm máu để đo nồng độ T3 và T4. Có khoảng 3 loại xét nghiệm chính sẽ được thực hiện:

    Xét nghiệm TST

    Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào cho thấy tình trạng cường giáp, loại xét nghiệm đầu tiên mà bạn sẽ được là chính là xét nghiệm TST siêu nhạy. Nồng độ TSH dưới mức bình thường cho thấy tình trạng cường giáp. Tuy nhiên, tình trạng giảm nồng độ TSH cũng có thể xảy ra trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu.

    Xét nghiệm T3 & T4

    Nếu T3 và T4 trong máu của bạn cao, chẩn đoán của cường giáp được xác nhận.

    Xét nghiệm TSI

    Nếu bạn có tiền sử bị bệnh Graves, xét nghiệm này sẽ được làm để kiểm tra xem trong cơ thể bạn còn bất kỳ kháng thể TSI nào không.

    Điều trị cường giáp

    Điều trị cường giáp trong thai kỳ rất hạn chế vì sự an toàn của thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ. Đôi khi, tình huống bất khả kháng, mẹ bầu sẽ được kê thuốc để làm chậm nhịp tim lại. Tuy nhiên, nếu nồng độ TSH thấp nhưng T4 thì bình thường, mẹ bầu không cần phải dùng thuốc gì cả.

    Những điều mẹ bầu cần ghi nhớ

    Phần lớn tình trạng cường giáp được điều trị tốt nhất với thuốc kháng giáp, làm giảm việc sản xuất hormone giáp của tuyết giáp.

    • Những người dùng thuốc kháng giáp có khả năng gặp phải tác dụng phụ;
    • Nên dừng thuốc kháng giáp nếu bạn bắt đầu cảm thấy đau bụng, mệt mỏi, thay đổi vị giác, đau họng, sốt hoặc da chuyển màu vàng hay phát ban;
    • Bạn sẽ trải qua tình trạng ngứa và phát ban, giảm bạch cầu trong máu. Nếu bạn cần phải sử dụng thuốc kháng giáp liều cao để kiểm soát tình trạng cường giáp, tốt nhất bạn không nên cho con bú.

    Khi phát hiện những dấu hiệu trên, mẹ bầu nên đến bác sĩ để được cho lời khuyên tốt nhất để có sự điều trị tốt nhất. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin bổ ích để giúp mẹ bầu bà bé luôn khỏe mạnh.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Đăng Lâm · Ngày cập nhật: 03/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo