backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Phân biệt các loại ho ở trẻ: Những điều bố mẹ cần biết

Tác giả: Tiến sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Vũ Văn Quang · Nhi khoa · Đại học Y dược Hải Phòng


Ngày cập nhật: 15/11/2019

    Phân biệt các loại ho ở trẻ: Những điều bố mẹ cần biết

    Khi con bị bệnh như cảm, sốt, ho thì chính bố mẹ sẽ là người giúp trẻ đầu tiên. Đôi khi bố mẹ sẽ cảm thấy rất lo lắng và hoang mang, không biết liệu con mình bị như thế này thì có cần đưa đến bác sĩ không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về những cơn ho của trẻ và khi nào thì bạn nên đưa con đến bác sĩ.

    Có cần đưa trẻ đến bác sĩ khi con bạn bị ho không?

    Bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ khi trẻ ho và có một trong số các đặc điểm dưới đây:

    • Trẻ nhỏ hơn 3 tháng
    • Trẻ thở nhanh hơn thường hoặc khó thở
    • Khò khè
    • Ho có nhầy vàng, xanh hoặc đỏ như máu
    • Sốt hơn 38°C khi được 3-6 tháng
    • Sốt hơn 39°C khi được 6 tháng
    • Trẻ có bệnh mãn tính như tim, phổi
    • Ho đến nôn ói
    • Ho dai dẳng sau khi nghẹt thở vật gì đó.

    Bạn có nên tự mua thuốc cho trẻ uống không?

    Thậm chí khi bạn nghĩ con ho chỉ do cảm, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào.

    Hầu hết bác sĩ không khuyến khích cho trẻ nhỏ uống thuốc. Theo Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ, bố mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc khi trẻ nhỏ hơn 4 tuổi. Và thậm chí là với trẻ từ 4 đến 6 tuổi cũng chỉ nên cho trẻ uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

    Khi trẻ được 6 tuổi, bạn có thể cho trẻ uống thuốc cảm mua ở nhà thuốc, chỉ cần bạn chú ý liều lượng thuốc thích hợp với tuổi của trẻ và đúng hướng dẫn của thuốc. Bạn không nên cho trẻ uống nhiều hơn 2 loại thuốc cùng một thời điểm, thuốc bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau, có thể khiến con bạn kích ứng.

    Các loại ho ở trẻ bố mẹ cần lưu ý

    Dưới đây là một số cơn ho bạn cần chú ý:

    Ho ông ổng

    Âm thanh nghe như tiếng hải cẩu kêu hay tiếng chó sủa, nguyên nhân là do viêm thanh khí phế quản ở trẻ nhỏ, bệnh này thường phổ biến vào giữa tháng 10 đến tháng 3 năm sau ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi.

    Cơn ho thường diễn biến tốt vào ban ngày nhưng trở nên tồi tệ vào ban đêm. Trẻ có thể có kèm theo tiếng thở rít khi hít vào. Một số trẻ có cơ địa nhạy cảm rất dễ mắc viêm thanh khí phế quản khi cảm lạnh.

    Ho có đàm

    Con bạn ho như thể có đờm đọng trong cổ họng trẻ, kèm theo các triệu chứng hắt hơi, đau họng, chảy nước mắt và biếng ăn.

    Ho có đờm do trẻ bị cảm lạnh, có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần, trong một vài ngày đầu khi trẻ mới mắc bệnh, cơn ho sẽ rất tồi tệ. Trẻ em trung bình thường sẽ bị cảm từ 6 đến 10 lần mỗi năm.

    Ho khan vào ban đêm

    Ho khan thường rất phiền nhiễu và thường xảy ra vào những đêm trời trở lạnh. Ho khan thường sẽ trở nên nặng hơn vào ngày hôm sau và vào bất cứ khi nào trẻ vận động.

    Hen suyễn, một căn bệnh mãn tính làm viêm nhiễm và làm hẹp đường thở của trẻ do sản xuất quá nhiều chất nhầy, là nguyên nhân chính cho cơn ho này. Cơn ho này sẽ nặng hơn khi trẻ vận động, bị dị ứng hoặc nhiễm lạnh. Nếu con bạn hơi gầy, bạn thậm chí sẽ thấy ngực trẻ rít lại khi thở.

    Ho trầm trọng

    Khi chơi đùa ở ngoài trời về, con bạn có thể có các triệu chứng mệt mỏi, ho khan, sốt, đau cơsổ mũi.

    Nguyên nhân chính là do cúm, một loại virus gây bệnh ở đường hô hấp và thường có thời gian ủ dài ở trẻ nhỏ. Vì vậy có thể những ngày đầu nhiễm, con bạn sẽ không biểu hiện triệu chứng và dễ lây cho người thân.

    Thở khò khè

    Con bạn có thể bị cảm lạnh một vài ngày và giờ cơn ho của trẻ trở nên khàn và cao vút như thể tiếng huýt sáo. Trẻ thở nhanh và gấp hơn, bạn có thể nhận thấy trẻ còn có vẻ khó chịu.

    Nguyên nhân gây ra cơn ho này là do viêm phế quản. Phế quản là đường thở nhỏ nhất trong phổi, khi chúng sưng lên và đầy chất nhờn, trẻ sẽ cảm thấy khó thở. Viêm phế quản là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ vào mùa đông.

    Ho gà

    Con bạn bị cảm lạnh hơn một tuần và giờ thì trẻ ho rất nhiều, thậm chí đôi khi còn ho hơn 20 lần mỗi lần thở. Giữa các lần ho, trẻ sẽ khó thở và tạo ra một âm thanh lạ như tiếng gà khi trẻ hít vào.

    Ho gà là căn bệnh đang ngày càng phổ biến. Vi khuẩn tấn công lớp lót đường thở, gây viêm trầm trọng, làm hẹp và đôi khi chặn đường thở của trẻ.

    Cơn ho thường xuyên và trầm trọng

    Con bạn đã bị cảm cả một tuần và giờ cảm càng nặng hơn, cơn ho bắt đầu có đàm và trẻ bắt đầu thở nhanh hơn. Đây chính là triệu chứng của viêm phổi, khi đấy virus hoặc vi khuẩn xâm nhập phổi, gây tiết dịch, cơ thể trẻ sẽ ho để tống xuất số dịch đó ra ngoài, vậy nên cơn ho trong viêm phổi thường rất nặng nề.

    Trẻ sẽ mắc các bệnh cảm ho rất nhiều do sức đề kháng còn kém nhưng bố mẹ đừng tỏ ra quá lo lắng mỗi khi con bị ho. Hãy quan sát cẩn thận những biểu hiện của trẻ, nếu bạn thấy bất thường thì hãy đưa trẻ đến bác sĩ. Bố mẹ nên nhớ đừng tự ý cho trẻ uống thuốc, việc này có thể khiến trẻ uống thuốc quá liều.

    Bạn có thể quan tâm đến một số bài viết sau đây:

    • Vì sao trẻ cao lớn, xương chắc hơn nhờ sinh vào mùa hèi>
    • Những bệnh về móng thường gặp ở trẻ
    • Phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ dễ dàng với 3 cách

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Tiến sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Vũ Văn Quang

    Nhi khoa · Đại học Y dược Hải Phòng


    Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo