backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Nhũ hoa sậm màu là do đâu, làm hồng nhũ hoa thế nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Acc Api · Ngày cập nhật: 14/07/2022

    Nhũ hoa sậm màu là do đâu, làm hồng nhũ hoa thế nào?

    Nhũ hoa sậm màu là một dấu hiệu thường gặp của không ít chị em, đặc biệt là phụ nữ sau sinh hay những bạn gái có là da tối màu. Liệu đây có phải là hiện tượng cơ thể bình thường và làm thế nào để có thể làm hồng nhũ hoa một cách tự nhiên? 

    Không phải phụ nữ nào cũng lo lắng liệu nhũ hoa sậm màu có phải là một vấn đề về sức khỏe hay không và bạn cũng thế. Thế nhưng hãy thành thật với Hello Bacsi một chút nhé rằng đôi khi có cảm thấy có chút tự ti hay thất vọng khi nhìn thấy chúng hay không? Vậy vì sao nhũ hoa sậm màu và có cách nào để giúp làm hồng bộ phận nhạy cảm ấy? Nếu cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy tham khảo những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp trong bài viết sau đây bạn nhé!

    Tại sao có tình trạng nhũ hoa sậm màu?

    Nguyên nhân nhũ hoa sậm màu hay màu sắc của nhũ hoa nói lên điều gì là thắc mắc rất thường gặp của phái nữ. Theo các chuyên gia sức khỏe, nhũ hoa sậm màu, nhũ hoa màu nâu, núm vú màu nâu… có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

    1. Do sắc tố da

    Có không ít bạn gái thắc mắc nhũ hoa màu nâu là do đâu hay màu săc nhũ hoa phụ thuộc vào điều gì? Bạn có biết màu sắc của nhũ hoa thường phụ thuộc vào màu da bạn. Nếu bạn có một làn da trắng sáng, nhũ hoa thường có màu hồng. Ngược lại, nếu bạn có làn da sậm màu, nhũ hoa thường có màu thâm đen hoặc nâu.

    2. Tuổi dậy thì

    nhũ hoa sậm màu

    Tại sao nhũ hoa bị thâm ở tuổi dậy thì? Câu trả lời là trong giai đoạn dậy thì, dưới tác động của hormone, màu sắc nhũ hoa có thể trở nên sậm hơn so với trước. Hiện tượng này sẽ chấm dứt sau khi bé gái kết thúc giai đoạn dậy thì.

    3. Lông sậm màu vùng ngực khiến nhũ hoa sẫm màu

    Hầu hết phụ nữ thường không có lông quanh nhũ hoa. Tuy nhiên, một vài phụ nữ có thể có một ít lông ở vùng nhạy cảm này. Nếu lông xung quanh có màu đen hay nâu, nhũ hoa của bạn có khả năng cũng sậm màu theo.

    4. Thai kỳ

    Trong suốt thai kỳ, cơ thể bạn thường có một số thay đổi. Trong đó, làn da trở nên sậm màu là một triệu chứng phổ biến. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy vùng da mặt và vùng da quanh mắt trở nên sậm màu. Sau một vài tháng đầu tiên, vòng tròn ở quanh nhũ hoa sẽ trở nên sậm màu hơn.

    Bên cạnh đó, nhũ hoa thường sẽ trở nên lớn hơn trong thai kỳ. Hiện tượng này còn tiếp diễn cho đến khi bạn sinh em bé, và điều này hoàn toàn bình thường.

    5. Cho con bú khiến nhũ hoa sậm màu

    cho con bú khiến nhũ hoa sậm màu

    Sau khi bạn sinh con, nhũ hoa vẫn có thể còn sậm màu, nhất là ở những mẹ cho con bú. Hiện tượng này sẽ biến mất khi bé thôi bú sữa mẹ.

    6. Chu kỳ kinh nguyệt

    Một số phụ nữ nói rằng nhũ hoa của họ trở nên sậm màu hơn trong thời kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh dấu hiệu nhũ hoa sẫm màu thì bầu ngực của họ cũng trở nên sưng và đau. Bầu vú có thể trở lại tình trạng bình thường sau khi giai đoạn hành kinh kết thúc.

    7. Tác dụng phụ của thuốc hoặc bệnh tật khiến nhũ hoa sậm màu

    Tác dụng phụ của một số loại thuốc (thuốc tránh thai) hoặc các bệnh khác (chẳng hạn như bệnh Paget vú) có thể làm cho nhũ hoa trở nên sậm màu hơn. Bộ phận nhạy cảm này cũng có thể trở nên tối màu hơn khi bạn già đi.

    Bật mí cách để làm hồng nhũ hoa

    nhũ hoa sậm màu

    Núm vú sẫm màu thường không phải là vấn đề sức khỏe khiến bạn lo lắng. Những thay đổi ở vú và quầng vú của chị em phụ nữ là phổ biến trong suốt cuộc đời và các tình huống khác nhau, chẳng hạn như giai đoạn dậy thì hoặc mang thai và cho con bú. Nhũ hoa sẽ hồng trở lại sau khi cơ thể bạn trở lại giai đoạn bình thường. Tuy nhiên, nếu nhũ hoa sẫm màu đi kèm với các triệu chứng khác như đau, tiết dịch… bạn cần đi khám để được chẩn đoán chính xác.

    Trường hợp nhũ hoa sẫm màu chỉ là do sinh lý và bạn muốn “cải thiện” màu nhũ hoa, bạn có thể thử một số phương pháp dân gian như sử dụng vitamin C để thoa lên vùng nhũ hoa bị sậm màu hay sử dụng quả cam, dưa leo. Tuy nhiên, bạn không lạm dụng phương pháp này bởi có thể gây rát da. Nếu trên da bạn xuất hiện các triệu chứng như ngứa, mẩn đỏ, hoặc các triệu chứng dị thường khác, hãy ngưng sử dụng phương pháp này ngay lập tức.

    Bạn cũng có thể nhờ bác sĩ giúp đỡ. Bác sĩ sẽ có một số phương pháp chuyên môn để giúp bạn làm hồng nhũ hoa. Tham khảo bài viết Mách chị em những điều thú vị về cách chăm sóc nhũ hoa để có đầy đủ kiến thức chăm sóc vùng nhạy cảm này.

    Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích. Chúc các bạn thành công trong việc làm hồng nhũ hoa nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Acc Api · Ngày cập nhật: 14/07/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo