backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Nguyên nhân, diễn biến và cách điều trị khi bị vỡ ối non

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Đăng Lâm · Ngày cập nhật: 27/08/2020

    Nguyên nhân, diễn biến và cách điều trị khi bị vỡ ối non

    Vỡ ối non là một biến cố không mong muốn trong quá trình mang thai. Ối vỡ non khiến cho bà mẹ lo lắng bởi ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

    Trước khi em bé sinh ra, túi ối sẽ vỡ làm cho nước ối tràn ra hay có khi rò rỉ ra từ từ. Chúng ta gọi hiện tượng túi ối vỡ trước khi thai phụ chuyển dạ là vỡ ối non. Vỡ ối non có thể xảy ra bất thời điểm nào trong thai kỳ. Khi hiện tượng vỡ ối non xảy ra trước 37 tuần của thai kỳ, mẹ bầu rất dễ chuyển dạ sinh non.

    Nguyên nhân

    Vỡ ối non thường xảy ra đột ngột và nguyên nhân gây ra nó thường khó xác định. Những nguyên nhân phổ biến của tình trạng này bao gồm:

    • Nhiễm trùng tử cung, một trong những nguyên nhân phổ biến gây ối vỡ non;
    • Tử cung và túi ối quá căng giãn. Tình trạng đa thai hoặc đa ối là những nguyên nhân thường gặp gây ra sự căng giãn này;
    • Chấn thương như tai nạn giao thông.

    Diễn tiến của hiện tượng ối vỡ non

    Quá trình chuyển dạ sinh non thường bắt đầu ngay sau khi hiện tượng vỡ ối non xảy ra. Đôi khi, lúc dịch ối rỉ ra chậm và vẫn chưa có dấu hiệu nhiễm trùng thì vẫn chưa xuất hiện các cơn co thắt tử cung trong khoảng vài ngày. Thỉnh thoảng tình trạng rò rỉ trong túi ối có thể tự phục hồi và mẹ bầu không phải sinh non. Trong một số ít trường hợp, thai kỳ vẫn phát triển bình thường nếu hiện tượng ối vỡ non xảy ra trong tam cá nguyệt thứ 2.

    Cách điều trị khi bị vỡ ối non

    Phương pháp điều trị khi bị vỡ ối non bao gồm việc sử dụng các loại thuốc như corticosteroid để kích thích phổi của thai nhi tăng trưởng ở thời điểm tuần 34 của thai kỳ hoặc sớm hơn.

    Các phương pháp điều trị khác cho ối vỡ non

    Các biện pháp điều trị khác khi mẹ bầu bị ối vỡ non bao gồm:

  • Phương pháp chờ đợi trong quan sát;
  • Dùng kháng sinh để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng dịch ối;
  • Chọc hút ối để kiểm tra xem có nhiễm trùng tử cung hay kiểm tra xem phổi của bào thai đã đủ trưởng thành để chuẩn bị cho quá trình sinh ra hay không;
  • Dùng thuốc kích thích chuyển dạ nếu quá trình này không diễn ra theo tự nhiên. Điều này sẽ giúp làm tăng khả năng sinh, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ kích thích chuyển dạ nếu phổi của thai nhi đã đủ trưởng thành hoặc nếu bạn bị nhiễm trùng.
  • Các phương pháp điều trị vẫn còn đang gây tranh cãi đối

    Sau khi màng ối bị rách, thuốc chống co thắt tử cung (tocolytic) lúc này sẽ không có hiệu quả nhiều trong việc làm chậm hoặc ngăn ngừa các cơn đau do chuyển dạ. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ sẽ dùng thuốc tocolytic để trì hoãn hiện tượng sinh non. Nó có tác dụng đủ lâu để kháng sinh và thuốc corticosteroid phát huy tác dụng (24 giờ) và cũng đủ lâu để đưa mẹ bầu đến bệnh viện phụ sản.

    Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho các mẹ mang thai.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Đăng Lâm · Ngày cập nhật: 27/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo