backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bất ngờ với nghiên cứu cho rằng nói dối là dấu hiệu của sự thông minh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 30/06/2023

    Bất ngờ với nghiên cứu cho rằng nói dối là dấu hiệu của sự thông minh

    Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nói dối là một hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ, thậm chí đây còn là một trong những dấu hiệu của sự thông minh.

    Nói dối là vấn đề mà bất cứ đứa trẻ nào cũng gặp phải. Lúc mới bắt đầu, trẻ nói dối đơn thuần là chỉ để thoát khỏi vấn đề khó khăn nào đó mà trẻ đang trải qua. Tuy nhiên, nếu việc nói dối lặp đi lặp lại nhiều lần thì điều này trở thành vấn đề đáng lo ngại đối với các bậc phụ huynh.

    Thực tế, một số trẻ nói dối chỉ để đòi hỏi một chút công bằng, một số khác nói dối để làm nũng với bố mẹ, muốn bố mẹ quan tâm và cần sự ủng hộ. Nếu bé cưng nói dối, bạn cũng đừng quá lo bởi một nghiên cứu mới đây đã cho thấy rằng nói dối là dấu hiệu của sự thông minh. Sau đây, Hello Bacsi sẽ chia sẻ với bạn về nghiên cứu đó.

    Nói dối có thực sự là dấu hiệu của sự thông minh?

    Tiến sĩ Michael Lewis đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về sự nói dối ở trẻ. Sau nhiều năm nghiên cứu, ông đã phát hiện ra nhiều điều thú vị về việc trẻ nói dối, khi nào trẻ bắt đầu nói dối và tại sao lại như vậy.

    Nghiên cứu đã tiết lộ rằng thời điểm sớm nhất mà trẻ bắt đầu nói dối là khoảng 2 tuổi, khi trẻ bắt đầu học nói. Nói dối được xem là một kỹ năng xã hội tinh vi giúp trẻ học nhiều hơn về thế giới xung quanh. Có 4 kiểu nói dối thường gặp ở trẻ nhỏ:

    1. Nói dối để bảo vệ người khác

    Trẻ nhỏ thường rất ngây thơ. Đôi khi, trẻ không biết làm thế nào để nói cho bạn sự thật vì trẻ sợ rằng bạn sẽ thất vọng. Ví dụ, khi trẻ sợ nhìn thấy gương mặt căng thẳng của bạn lúc nếm thử một que kem không ngon, trẻ sẽ nói: “Không sao, con muốn ăn, con thấy nó cũng ngon mà!”.

    Loại nói dối này là cách để trẻ thích ứng với xã hội và thể hiện trí thông minh về cảm xúc. Bé gái thường nói dối kiểu này giỏi hơn bé trai.

    Trong nghiên cứu của Lewis, ông đã tặng cho mỗi trẻ một món đồ chơi mà chúng không thích. Kết quả cho thấy, các bé trai gặp nhiều khó khăn hơn trong việc che giấu sự thất vọng.

    Những trẻ lớn hơn thường thể hiện thái độ lạc quan tốt hơn khi nhận được kết quả không tốt. Không những vậy, những đứa trẻ khoảng 4 tuổi cũng có được kỹ năng này.

    Nếu bạn thấy con mình nói dối như thế này, đây là một dấu hiệu của sự thông minh cho thấy trẻ biết nghĩ đến cảm xúc của người khác.

    2. Nói dối để tránh bị phạt

    Nói dối để tránh bị phạt

    Trong nghiên cứu, Lewis đã yêu cầu trẻ không được nhìn lén món đồ chơi được đặt phía sau lưng. Nếu làm được điều này, trẻ sẽ được chơi với nó.

    Hầu hết các bé đều nhìn trộm nhưng có đến 60% số trẻ không cố ý nói dối. Thí nghiệm đã cho thấy hai khía cạnh cốt lõi của trí thông minh: khả năng trì hoãn sự hài lòng (nhìn trộm) và cách che giấu việc mình đã làm không theo chỉ dẫn (nói dối).

    Những trẻ có khả năng nói dối thường có chỉ số IQ cao hơn 10 điểm so với những trẻ nói thật. Và khả năng nói dối thường tăng dần theo độ tuổi.

     3. Lừa dối chính mình

    Từ lúc 2 tuổi, trẻ đã có thể biết nói dối để không bị xấu hổ. Ví dụ, con gái bạn đang muốn chơi cầu tuột. Lúc này, một cậu bé chạy đến xô bé ra và nói rằng mình mới là người đến trước. Trong tình huống này, một số bé sẽ bật khóc, trong khi con của bạn lại nói rằng: “Con không muốn chơi cầu tuột nữa”. Điều này cho thấy cô bé đang tự lừa dối mình để thoát khỏi những tình huống mà bé không muốn.

    4. Làm tổn thương người khác

    Trong tất cả các hình thức nói dối, đây là hình thức duy nhất gây hại cho người khác. Loại nói dối này ít phổ biến hơn nhưng nó thường cho thấy một vấn đề nghiêm trọng. Trẻ nói dối để tránh bị phạt và đổ lỗi cho người khác.

    Nghiên cứu của Lewis cho thấy rằng nói dối là cách để trẻ thích nghi với các tình huống khác nhau. Vì vậy, nói dối để làm tổn thương người khác phản ánh rằng trẻ đã có một kế hoạch cụ thể. Điều quan trọng là bạn phải nói cho trẻ biết về hậu quả của kiểu nói dối này và giải thích rằng đây là một việc làm không tốt khi đổ lỗi hoặc kết tội người khác về việc mà họ không làm.

    Những cách để nuôi dưỡng trí thông minh cho trẻ

    Những cách để nuôi dưỡng trí thông minh cho trẻ

    Nói dối là cách để phát triển cảm xúc và các kỹ năng xã hội. Đây cũng là cách để trẻ tìm hiểu về các mục tiêu, cách đạt được mục tiêu cũng như cách duy trì các mối quan hệ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cách khác để khuyến khích trẻ trở nên thông minh hơn trước khi trẻ học nói và phát triển khả năng nói dối. Hãy thực hiện một vài hoạt động đơn giản sau đây để giúp trẻ phát triển trí thông minh:

    Trong bụng mẹ

  • Thường xuyên nói chuyện với em bé đang lớn dần trong bụng
  • Xây dựng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng với nhiều loại thực phẩm chứa axit béo omega-3
  • Tập thể dục
  • Trẻ sơ sinh (0 – 6 tháng)

    • Giao tiếp bằng mắt với con
    • Hát cho bé nghe
    • Cho con bú mẹ

    6 tháng trở lên

    • Kể chuyện cho bé nghe trước khi đi ngủ
    • Đưa bé đi mua sắm
    • Chơi ú òa
    4 Dấu hiệu trẻ thông minh từ bé mà bố mẹ nên biết

    Đôi khi bạn không nên quá lo lắng khi nhìn thấy con nói dối. Điều quan trọng là bạn cần phải tìm ra cách giải quyết vấn đề này và can thiệp khi con nói dối để tổn hại đến người khác.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 30/06/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo