backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

3

Hỏi bác sĩ
Lưu

Cách tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Kim Ngân · Ngày cập nhật: 26/10/2020

    Cách tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành

    Con bạn có thể cao bao nhiêu và phải làm gì để giúp con cao lớn? Bạn hoàn toàn có thể dự đoán bằng cách tính chiều cao của trẻ và giúp bé cao hơn.

    Dù là trẻ sơ sinh hay đã lớn, bố mẹ cần hiểu rõ về sự phát triển chiều cao (tương đối) của trẻ trong lương lai. Phương pháp chủ yếu vẫn dựa vào tuổi xương cốt và kết hợp chiều cao của bố mẹ để ước tính ra chiều cao của bé. Dưới đây là một số cách tính chiều cao của trẻ thông dụng, bạn có thể áp dụng để dự đoán chiều cao tương lai cho con mình, đồng thời có thêm biện pháp hỗ trợ con tăng trưởng.

    Phép toán dự đoán chiều cao lúc trưởng thành của trẻ

    cách tính chiều cao của trẻ

    Dưới đây là những cách tính chiều cao mà bố mẹ có thể tham khảo để xác định chiều cao của con:

    1. Công thức ước tính chiều cao lúc trưởng thành của bé dựa vào chiều cao năm bé 3 tuổi

    Bạn nên chú ý thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau để có được kết quả chính xác. Đơn vị tính là centimet.

    • Chiều cao của con trai = (chiều cao khi 3 tuổi × 0,545) + (chiều cao trung bình của bố mẹ × 0,544) + 37,69 (cm)
    • Chiều cao của con gái = (chiều cao khi 3 tuổi × 0,545) + (chiều cao trung bình của bố mẹ × 0,544) + 25,63 (cm)

    Ví dụ một bé trai lúc 3 tuổi sở hữu chiều cao 92 cm, bốcao 170 cm, mẹ cao 150 cm thì chiều cao trưởng thành của bé là: (92 × 0,545) + [(170 + 150): 2] × 0,544 +37,69 = 174,87 cm tương đương khoảng 1,74 m

    2. Công thức tính chiều cao của trẻ theo di truyền

    Bạn nên chú ý thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau để có được kết quả chính xác.

    • Chiều cao của con trai = [(chiều cao của bố + chiều cao của mẹ) ×1.08]/2 cm
    • Chiều cao của con gái = [(chiều cao của bố ×0.923) + chiều cao của mẹ]/2 cm

    Ví dụ một bé gái có bố cao 165 cm, mẹ cao 153 cm thì trẻ có khả năng cao [(165 × 0,923) + 153]/2 = 152,65 cm = 1,53 m lúc trưởng thành.

    Các công thức trên chỉ là tương đối. Bạn vẫn có thể cải thiện chiều cao của trẻ bằng việc xem yếu tố quan trọng nào ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ để tăng cường dưỡng chất và tập luyện các môn thể thao như bơi lội, kéo xà, bóng rổ từ nhỏ cho đến khi trẻ lớn.

    Đâu là yếu tố nào ảnh hưởng đến cách tính chiều cao của trẻ?

    yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

    Như vậy bạn đã biết được cách ước tính chiều cao của trẻ. Theo các chuyên gia, yếu tố di truyền và giới tính ảnh hưởng 70% đến chiều cao của trẻ trong tương lai (chiều cao của bố mẹ di truyền sang đời con), 30% còn lại là xuất phát từ các yếu tố bên ngoài như:

    1. Yếu tố dinh dưỡng

    Trẻ béo phì tuy có thể phát triển chiều cao sớm hơn các bạn đồng trang lứa nhưng sẽ có nguy cơ bị chậm lại khi lớn hơn. Bên cạnh đó, trẻ gặp tình trạng suy dinh dưỡng thường nhẹ cân và thấp bé hơn mức bình thường do không được ăn uống đầy đủ hay chế độ ăn uống không đủ chất.

    2. Yếu tố nội tiết

    Vấn đề về nội tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tăng trưởng ở trẻ em. Những trẻ mắc các bệnh về nội tiết như suy tuyến giáp sẽ không sản sinh đủ hormone giúp cho xương phát triển, dẫn tới việc chậm phát triển chiều cao.

    3. Tác dụng của thuốc

    Một số loại thuốc chứa thành phần corticosteroids (còn gọi là cortisone, là một hormone do tuyến thượng thận tiết ra) dùng để chống viêm, dị ứng, mẩn ngứa… làm giảm sự hấp thụ canxi trong ruột, khiến mô xương không đủ dinh dưỡng để kéo dài và phát triển. Vì vậy, ngoài cách tính chiều cao của trẻ, mẹ nên xem xét liệu đây có là nguyên nhân khiến con không thể cao lớn hơn hay không.

    4. Tình trạng sức khỏe

    Trẻ em mắc các bệnh mạn tính như viêm khớp, bệnh Celiac đường ruột và ung thư rất khó khăn trong việc tăng tưởng chiều cao theo mức tiêu chuẩn.

    5. Các bệnh liên quan đến đột biến gen

    Trẻ mắc hội chứng Down thường thấp bé hơn những đứa trẻ bình thường, trong khi hội chứng Marfan lại làm trẻ tăng vọt chiều cao một cách “quá khổ”.

    6. Một số yếu tố khác

    Ngoài những yếu tố trên thì môi trường sống, thói quen sinh hoạt, luyện tập thể thao và chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của trẻ. Vì thế bố mẹ có thể tham khảo thêm top 10 thực phẩm giúp trẻ phát triển chiều cao.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Kim Ngân · Ngày cập nhật: 26/10/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo