backup og meta
Chuyên mục

3

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Có thai chụp X-quang có sao không? Tia X có gây hại cho thai nhi?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Phương Quỳnh · Ngày cập nhật: 06/07/2022

    Có thai chụp X-quang có sao không? Tia X có gây hại cho thai nhi?

    Mang thai là quãng thời gian mà mẹ bầu phải chăm sóc tốt bản thân và cẩn trọng hơn trong mọi vấn đề nhằm đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho em bé trong bụng. Ngoài việc ăn uống hoặc dùng thuốc, nhiều mẹ bầu cũng quan tâm đến một số xét nghiệm trong thai kỳ. Trong đó “Có thai chụp X-quang có sao không?” là vấn đề được thắc mắc khá nhiều. 

    Nếu bạn đang có cùng thắc mắc này như hàng ngàn mẹ bầu trên khắp thế giới thì hãy cùng Hello Bacsi tìm kiếm câu trả lời trong bài viết này nhé!

    Có thai chụp X-quang có sao không?

    Sự ảnh hưởng của việc chụp X-quang đến thai kỳ và sự phát triển của thai nhi là chủ đề được các nhà nghiên cứu quan tâm trong nhiều năm qua. Khi đề cập đến thắc mắc: “Có bầu chụp X-quang có sao không?”, Viện Hàn lâm Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ chỉ ra rằng việc này khá an toàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, việc chụp X-quang khi mang thai cũng có thể gây hại.

    Bà bầu chụp X-quang khi mang thai tiềm ẩn một số rủi ro nhất định cho cả mẹ lẫn thai nhi. Vì vậy, các bác sĩ và chuyên gia y tế cần cân nhắc kỹ lợi ích cũng như rủi ro của việc này.

    Trong một số trường hợp, bác sĩ vẫn chỉ định chụp X-quang trong thai kỳ nếu mẹ bầu đang gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần làm xét nghiệm hình ảnh này để tìm ra nguyên nhân cũng như cách điều trị. Lúc này, các bác sĩ đánh giá rằng lợi ích mang lại của việc chụp X-quang nhiều hơn rủi ro có thể xảy ra.

    Các loại tia X có thể ảnh hưởng đến mẹ bầu và em bé trong bụng

    ảnh hưởng của tia X với thai nhi

    Vậy là bạn đã rõ có thai chụp X-quang có sao không. Thực chất, quá trình chụp X-quang trong khi mang thai rất khó có nguy cơ gây hại cho thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ. Rad là tiêu chuẩn đo lường được sử dụng để đo cường độ của tia X. Đây là đơn vị phản ánh lượng bức xạ đã được cơ thể hấp thụ. Hầu hết các tia X bình thường đều dưới 5 đơn vị rad.

    Tuy nhiên, đã có một số báo cáo chỉ ra rằng nếu thai nhi tiếp xúc với hơn 10 rad tia X có thể dẫn đến khuyết tật học tập, các vấn đề về phát triển mắt… Vì vậy, chỉ số rad của tia X là yếu tố chính quyết định xem liệu chúng có ảnh hưởng xấu đến thai nhi hay không. Do đó, nếu bắt buộc phải chụp X-quang trong quá trình mang thai, để ngăn ngừa nguy cơ dị tật ở thai nhi, cần đảm bảo rằng tia X được sử dụng có chỉ số rad dưới 5.

    Mẹ bầu chụp x quang có ảnh hưởng gì đến thai nhi?

    Theo một số nghiên cứu được thực hiện bởi các hiệp hội danh tiếng như Hiệp hội X-quang Hoa Kỳ, tia X bình thường dùng chẩn đoán bệnh thường không đủ độ phóng xạ để gây ảnh hưởng đến thai nhi hoặc phôi thai đang phát triển. Tuy nhiên, bạn cần thông báo cho bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế về tình trạng mang thai của bản thân trước khi chụp X-quang. Khi đó, bác sĩ sẽ cân nhắc xem liệu chụp X-quang trong giai đoạn này có ảnh hưởng đến em bé trong bụng của bạn hay không.

    Dù tia X với mức độ bức xạ thấp thường ít gây hại đến thai nhi nhưng các chuyên gia y tế vẫn hạn chế chụp X-quang cho mẹ bầu và chỉ tiến hành sau sinh để phòng tránh mọi tác động xấu có thể ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp buộc phải chụp X-quang để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn loại tia X phù hợp và hạn chế chụp X-quang vùng bụng.

    Có thai chụp X-quang có sao không? Tiết lộ những ảnh hưởng của tia X đến thai kỳ

    Có thai chụp X-quang có sao không

    Thông thường, các tia X được dùng trong giai đoạn mang thai có thể không tiếp xúc nhiều với cơ quan sinh sản của bạn. Do đó, bạn không cần quá lo lắng vấn đề này. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng khi chụp X-quang vùng bụng. Việc tiếp xúc với tia X có mức độ phóng xạ cao có thể gây ra một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Song tia X dùng để chẩn đoán bệnh thông thường, dù là tia X dùng trong X-quang bụng, cũng thường không ảnh hưởng nhiều đến cả mẹ bầu lẫn em bé. Chỉ có những tia có mức độ bức xạ cao mới có nguy cơ gây hại.

    Có thể bạn quan tâm: Có bầu nhổ răng được không? Thủ thuật nha khoa có an toàn với mẹ bầu?

    Bạn nên làm gì nếu tiếp xúc với tia X trước khi biết mình mang thai?

    Điều đầu tiên là bạn nên giữ bình tĩnh, đừng lo lắng quá về những việc chưa chắc sẽ xảy ra. Không phải trường hợp nào tiếp xúc với tia X đều gây ra những ảnh hưởng xấu đối với mẹ bầu và thai nhi.

    Tuy nhiên, để phòng ngừa rủi ro, bạn nên trao đổi với bác sĩ về lo lắng của mình để nhận được lời khuyên và những hướng dẫn từ họ. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện các kiểm tra chuyên sâu hơn nếu cần.

    Cách giảm thiểu những ảnh hưởng của việc chụp X-quang khi mang thai

    Một trong những điều đầu tiên bạn cần làm là thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình. Việc chụp X-quang khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc với các bức xạ. Vì vậy, hãy thông báo với bác sĩ rằng bạn đang mang thai để họ cân nhắc việc bạn có nhất thiết phải chụp X-quang hay không.

    Chụp X-quang là một phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán một số bệnh. Tia X sử dụng để chụp X-quang có thể là một trong những nguy cơ gây dị tật ở thai nhi nếu mẹ bầu tiếp xúc với lượng bức xạ lớn. Do đó, nếu được chỉ định chụp X-quang, bạn nên trao đổi với bác sĩ để họ đưa ra lựa chọn tốt nhất. Hy vọng với bài viết này, các mẹ bầu đã giải đáp được thắc mắc: “Có thai chụp X-quang có sao không?”.

    Phương Quỳnh/HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Phương Quỳnh · Ngày cập nhật: 06/07/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo