backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Tin bất ngờ: chữa đau bụng kinh nhờ yoga

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Trung Cường · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    Tin bất ngờ: chữa đau bụng kinh nhờ yoga

    Bạn có quan tâm đến việc tập luyện yoga trong những ngày hành kinh không? Đừng lo lắng quá, yoga là bài tập rất tốt mà bất cứ ai cũng thực hiện được thậm chí cả phụ nữ mang thai. Thực tế, tập yoga trong kỳ kinh nguyệt có thể giúp bạn giảm tình trạng đau bụng đấy!

    Yoga giúp gì trong chu kỳ kinh nguyệt?

    Trong ngày hành kinh, nồng độ hormone trong cơ thể bạn tăng cao khiến tâm trạng cũng thay đổi. Bạn trở nên nhạy cảm với những thứ nhỏ nhặt và dễ xúc động hơn. Ngoài ra bạn còn phải chật vật với những cơn đau bụng khi hành kinh. Yoga bao gồm những bài tập về tinh thần và thể chất giúp cải thiện sức khỏe nhờ tăng sự tập trung và phản xạ của cơ thể. Vì vậy, yoga là một phương pháp tốt giúp thư giãn tinh thần và giảm bớt nỗi bất an trong những ngày hành kinh từ đó sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, tập yoga còn giúp tăng cường sự dẻo dai của phần cơ bắp ở nửa thân dưới. Nhờ đó, bạn sẽ bớt bị đau bụng hơn trong những lần hành kinh tới. Adrenaline (hormone giúp giảm đau) sản sinh từ việc tập thể dục cũng rất hữu hiệu để giảm đau.

    Tư thế đầu chạm gối

    tap-yoga-trong-ky-kinh-nguyet

    Đầu tiên ngồi khoanh chân trên thảm, duỗi thẳng một chân và với tay về phía chân duỗi cho đến khi tay bạn chạm những ngón chân (hoặc nếu không chạm tới, bạn hãy cố gắng với tay càng xa càng tốt). Để dễ thực hiện động tác hơn, bạn có thể cuộn hai cái khăn lại đặt dưới mông để hỗ trợ.

    Tư thế này sẽ làm săn chắc cơ bụng đồng thời giúp căng cơ vai và lưng nên sẽ giúp giảm đau lưng trong những ngày hành kinh.

    Tư thế em bé

    tap-yoga-trong-ky-kinh-nguyet

    Đây là một tư thế dễ, nhưng bạn phải tập trung vào từng chi tiết nhỏ khi thực hiện.

    • Đầu tiên, bạn quì trên hai đầu gối, duỗi thẳng hai bàn chân ra phía sau tạo thành hình chữ v với hai gót chân tách rời và các đầu ngón chân chạm nhau. Khoảng cách giữa hai gót chân có tác dụng nâng đỡ một phần cơ thể;
    • Tiếp theo, đặt mông xuống vào vị trí khoảng trống giữa hai gót chân. Tư thế của bạn lúc này giống như kiểu ngồi quỳ seiza của người Nhật;
    • Sau đó, cúi gập người về phía trước đến khi trán chạm vào sàn trong khi chân vẫn giữ nguyên trên thảm. Bạn có thể duỗi thẳng tay đặt dọc theo hai bên hông hoặc duỗi tay đặt về phía trước. Bạn cũng có thể nắm hai tay lại đặt ra sau lưng nếu muốn căng phần cơ vai.

    Tư thế gập người về đằng trước

    tap-yoga-trong-ky-kinh-nguyet

    Tư thế này khá phức tạp vì đòi hỏi sự dẻo dai ở người tập. Từ tư thế đứng, bạn từ từ cúi gập người xuống, giữ chân thẳng cho đến khi bạn có thể chạm bàn tay vào ngón chân cái hoặc chạm bàn tay xuống sàn nhà. Tư thế này làm dạ dày bạn gập lại tương tự như khi còn trong bụng mẹ, việc này được cho là giúp giảm những cơn đau bụng kinh. Trong tư thế này, điều quan trọng là điều tiết hơi thở và kiểm soát dấu hiệu chóng mặt vì máu sẽ chảy dồn về đầu bạn. Để nghỉ trở về từ tư thế này một cách an toàn, bạn cần hít thở đều, khi hít vào từ từ nhướn người lên trên. Duỗi thẳng hai tay đặt hai bên hông khi đã trở về tư thế đứng thẳng.

    Một số tư thế khác bạn có thể thử như:

    tap-yoga-trong-ky-kinh-nguyet
    Tư thế cây cọ nghiêng: Bạn có thể nghiêng sang trái, phải hoặc nghiêng về phía trước, sau tùy thích.
    tap-yoga-trong-ky-kinh-nguyet
    Tư thế vặn hông
    tap-yoga-trong-ky-kinh-nguyet
    Tư thế xác chết

    Yoga mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể của bạn. Tuy nhiên, giống như kinh nguyệt, bạn cần hiểu rõ hơn về yoga và chính cơ thể của mình để tối ưu hóa những lợi ích và tránh tổn thương.

    Bạn có thể quan tâm đến các bài viết sau:

    • Những lỗi tập yoga điển hình cần tránh
    • Yoga và pilates – bộ môn nào tốt hơn
    • Yoga nóng – xu thế “hot” không nên bỏ lỡ

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Trung Cường · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo