backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Xét nghiệm dị ứng là gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Xuyến Phạm · Ngày cập nhật: 22/01/2020

    Xét nghiệm dị ứng là gì?

    Để biết được cơ thể dị ứng với thực phẩm nào, bạn cần đi xét nghiệm dị ứng. Vậy dị ứng và xét nghiệm dị ứng là gì? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

    Dị ứng là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với một số chất bên ngoài, những chất này gọi là dị ứng nguyên hay dị nguyên. Phản ứng dị ứng xảy ra khi một kháng thể dị nguyên đặc thù tên là globulin miễn dịch E (IgE) (đây là kháng thể do hệ miễn dịch sản sinh ra kết dính với các tế bào mast hay còn gọi là dưỡng bào trong cơ thể) tiếp xúc với một dị nguyên đặc thù khác.

    Các triệu chứng dị ứng bao gồm

    • Chứng xung huyết;
    • Ho;
    • Bệnh chàm eczema (viêm da do dị ứng, viêm da tiếp xúc);
    • Mệt mỏi;
    • Chứng phát ban (nổi mề đay) và sưng (phù mạch);
    • Ngứa ngáy;
    • Mắt bị ngứa và chảy nước mắt (dị ứng viêm kết mạc);
    • Hắt xì, chảy nước mũi;
    • Thở gấp, tức ngực, thở khò khè.

    Nếu có các triệu chứng trên thì có khả năng cơ thể bạn đang bị dị ứng. Nhưng xác định nguyên nhân gây dị ứng không hẳn là điều dễ dàng. Đó là lý do vì sao bạn nên đi xét nghiệm dị ứng. Vậy xét nghiệm dị ứng là gì?

    Xét nghiệm dị ứng bao gồm xét nghiệm da và xét nghiệm máu nhằm xác định dị nguyên nào có thể gây ra phản ứng dị ứng tùy thuộc cơ thể mỗi người. Xét nghiệm da thường phổ biến hơn xét nghiệm máu vì quá trình xét nghiệm da diễn ra nhanh chóng hơn, đáng tin cậy và giá thành rẻ hơn. Nhưng để chắc chắn, tốt nhất bạn nên làm cả hai loại xét nghiệm.

    Xét nghiệm da

    Một lượng nhỏ dị nguyên thường nằm trên hoặc dưới da và dễ nhận biết khi có phản ứng dị ứng xảy ra. Có ba loại xét nghiệm da:

    Thử nghiệm lấy da

    Bác sĩ sẽ nhỏ một vài giọt dung dịch chứa các dị ứng phổ biến lên vùng da bị trầy hay có lỗ kim chích để giúp dung dịch thấm nhanh vào da. Nếu vùng da đó bị đỏ và ngứa (nốt phỏng) nghĩa là bạn bị dị ứng với dị nguyên vừa nhỏ lên da. Đây gọi là phản ứng dương tính.

    Thử nghiệm lấy da nội bì

    Khi bạn làm xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ dung dịch chứa dị nguyên vào da bạn. Thường sau khi thử nghiệm lấy da và không phát hiện ra phản ứng dị ứng, bác sĩ sẽ khuyên bạn làm thử nghiệm lấy da nội bì vì có thể vẫn có dị nguyên nằm dưới da chưa được phát hiện. Thử nghiệm lấy da nội bì nhạy cảm hơn thử nghiệm lấy da vì vẫn có một số người có kết quả dương tính (dị ứng với một chất nào đó) dù rằng họ không có các triệu chứng dị ứng.

    Kiểm tra dị ứng áp da

    Bác sĩ sẽ nhỏ dung dịch chứa dị nguyên lên miếng lót và đắp lên da bạn trong khoảng 24−72 tiếng đồng hồ. Xét nghiệm này dùng để phát hiện ra những loại dị nguyên nào gây viêm da tiếp xúc.

    Xét nghiệm máu

    Xét nghiệm dị ứng máu dùng để tìm các kháng thể trong máu. Xét nghiệm máu không chính xác như xét nghiệm da nhưng phù hợp với những người không thể làm xét nghiệm da.

    Dạng xét nghiệm máu phổ biến nhất là ELISA – một kỹ thuật sinh hóa để phát hiện kháng thể hay kháng nguyên trong mẫu cần phân tích. Kỹ thuật này giúp đo lường lượng máu trong kháng thể gọi là globulin miễn dịch E (IgE) mà cơ thể sinh ra để chống lại dị nguyên. Chỉ số IgE ở người mắc bệnh dị ứng hay hen suyễn thường cao hơn ở người bình thường.

    Các phương pháp xét nghiệm khác như xét nghiệm mẫu phóng xạ dị ứng (RAST), xét nghiệm kháng thể miễn dịch (ImmunoCAP, UniCAP, or Pharmacia CAP) là các xét nghiệm bạn có thể thử để biết thêm về tình trạng dị ứng của cơ thể.

    Làm cách nào để tránh bị dị ứng?

    Nếu có dấu hiệu đáng ngờ khi bạn ăn một loại thực phẩm nào đó, để đảm bảo an toàn, bạn nên ngừng ăn loại thực phẩm đó ngay lập tức. Nếu triệu chứng thuyên giảm sau đó, bạn có thể thử ăn lại một ít để xem dị ứng có xảy ra nữa hay không. Nếu triệu chứng vẫn còn, tốt nhất bạn nên kiêng hoàn toàn loại thực phẩm này.

    Bạn cũng cần lưu ý loại xét nghiệm dị ứng này không dùng cho các bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.

    Hy vọng bài đọc đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại xét nghiệm dị ứng để chọn được phương pháp phù hợp cho mình.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Xuyến Phạm · Ngày cập nhật: 22/01/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo