backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Chi tiết về các loại thuốc chữa viêm gan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Trinh Nguyễn · Ngày cập nhật: 05/08/2020

    Chi tiết về các loại thuốc chữa viêm gan

    Theo số liệu được công bố bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh (CDC), ước tính có khoảng 85% trường hợp nhiễm viêm gan C sẽ diễn tiến thành các bệnh mạn tính. Để điều trị viêm gan siêu vi cấp, bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ kết hợp điều trị triệu chứng và uống đủ nước. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân bị viêm gan mạn tính, liệu pháp chữa trị bằng thuốc là điều khó tránh khỏi. Hiểu rõ hơn về các loại thuốc điều trị viêm gan sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh dễ dàng và hiệu quả hơn.

    Viêm gan C (HCV) là một bệnh truyền nhiễm gây ra các vết viêm ở gan bởi virus viêm gan C. Một số trường hợp nhiễm virus viêm gan C là cấp tính (ngắn hạn), tuy nhiên hầu hết các trường hợp đều rơi vào tình trạng mạn tính. Những bệnh nhân bị viêm gan mạn tính nên điều trị bằng thuốc hoặc kết hợp nhiều loại.

    • Thuốc kháng virus Nucleoside Analogue; thuốc khác nhau nhằm:
    • Ngăn ngừa bệnh gan tiến triển (như xơ gan hoặc suy gan);
    • Làm giảm các triệu chứng;
    • Giảm nguy cơ ung thư gan;
    • Ngăn ngừa suy gan;

    Các loại thuốc phổ biến nhất để điều trị bệnh viêm gan bao gồm:

  • Interferon;
  • Thuốc kháng virus ức chế Protease;
  • Thuốc ức chế men Polymerase;
    • Các loại thuốc thay thế.

    Interferon

    Interferon là những protein có trong cơ thể giúp chống nhiễm trùng và đặc biệt là giúp hệ thống miễn dịch chống lại virus viêm gan C (HCV) để ngăn ngừa biến chứng bao gồm:

    • Peginterferon alfa-2a (Pegasys);
    • Peginterferon alfa-2b (PegIntron, Sylatron);
    • Interferon alfa-2b (Intron A).

    Những loại thuốc trên được sử dụng kết hợp với các thuốc kháng virus. Hiện nay trên thị trường không có thuốc gốc của các loại thuốc này. Các peginterferons bao gồm interferon kết hợp với một hợp chất làm thuốc tồn tại trong cơ thể lâu hơn, đồng thời làm giảm các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

    • Lo âu;
    • Khô miệng;
    • Mệt mỏi quá mức;
    • Đau đầu;
    • Tâm trạng bất ổn;
    • Sụt cân;
    • Các triệu chứng viêm gan trở nặng.

    Thuốc ức chế Protease

    Các chất ức chế protease hiện đang có dưới dạng thuốc uống và hoạt động bằng cách ngăn chặn sự lây lan của bệnh dựa trên cơ chế ngăn sự sinh sản của virus trong cơ thể, bao gồm:

    • Telaprevir (Incivek);
    • Boceprevir (Victrelis);
    • Paritaprevir (đây là một chất ức chế protease chỉ có sẵn trong Viekira Pak, là một phần trong tổ hợp các loại thuốc dùng phối hợp để điều trị nhiễm virus viêm gan C).

    Các loại thuốc này chỉ được sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị bệnh viêm gan C khác. Telaprevir được dùng hai lần một ngày, trong khi boceprevir được dùng ba lần một ngày. Cả hai thuốc này nên được dùng chung với thức ăn.

    Các tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng các loại thuốc trên là:

    Thuốc ức chế Nucleosida Analogue

    Thuốc này cũng hoạt động bằng cách ngăn chặn sự lây lan của bệnh dựa trên cơ chế ngăn sự hình thành của các nucleoside trong các tế bào nhiễm bệnh. Ribavirin (có trong Copegus, Moderiba, Rebetol, Ribasphere, Ribasphere RibaPak, Virazole) là thuốc duy nhất được sử dụng để điều trị bệnh viêm gan C trong nhóm này khi kết hợp với interferon hoặc chất ức chế protease trong phương pháp trị liệu 3 yếu tố. Thuốc này không thể được sử dụng riêng lẻ.

    Hãy cẩn thận khi sử dụng Ribavirin nếu bạn có tiền sử bệnh tim hoặc đang trong thời kỳ mang thai, vì thuốc có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh và còi xương ở thai nhi và trẻ nhỏ.

    Thuốc ức chế polymerase và các thuốc phối hợp

    Thuốc ức chế polymerase bao gồm sovaldi ức chế polymerase (Sofosbuvir) giúp ngăn chặn các virus viêm gan C kết hợp với nhau. Sovaldi hoạt động bằng cách ức chế men RNA polymerase của virus viêm gan C, đây là men hỗ trợ sự nhân đôi của virus. Đôi khi loại thuốc này được sử dụng kết hợp với ribavirin trong vòng 24 tuần. Ngoài ra, nó còn được sử dụng cho những người đồng thời bị nhiễm virus viêm gan C và HIV.

    Các thuốc kết hợp của ledipasvir và sofosbuvir (Harvoni) được sử dụng để điều trị nhiễm trùng mãn tính với virus viêm gan C geno loại 1 ở người lớn. Ledipasvir là một chất ức chế NS5A chặn sự hình thành của một loại protein giúp virus nhân đôi. Sofosbuvir là một chất ức chế polymerase ngăn chặn sự kết hợp của các virus.

    Bạn nên uống thuốc sau khi ăn và không nên nghiền nát thuốc.

    Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc có thể bao gồm:

    • Buồn nôn;
    • Ngứa;
    • Mất ngủ;
    • Suy nhược.

    Trị viêm gan bằng thảo dược như thế nào?

    Một số người bị viêm gan C rất thích thú và muốn tìm hiểu về những loại thuốc thay thế để tránh các tác dụng phụ. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn điều trị bằng thảo dược để thay cho thuốc.

    Rễ cây cam thảo

    Rễ cam thảo phổ biến ở châu Á và Trung Đông. Nó đôi khi được sử dụng như một phương thuốc dân gian để điều trị các bệnh nhiễm trùng, viêm loét, viêm phế quản. Rễ cam thảo có thể được điều chế thành các dạng viên con nhộng, dạng bột khô, dạng thuốc nước, và dạng viên nén. Rễ cây cam thảo không được dùng dưới dạng tiêm mặc dù việc tiêm tinh chất rễ cây cam thảo có rất nhiều hứa hẹn để chữa bệnh viêm gan C. Hơn nữa, các loại thảo dược có thể gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như tăng huyết áp và giữ nước.

    Cây kế sữa

    Cây kế sữa có rất nhiều ở vùng Địa Trung Hải. Loại cây này được sử dụng từ lâu để điều trị các bệnh ung thư, tiểu đường, viêm gan, cholesterol cao, bệnh gan và được điều chế dưới rất nhiều dạng bao gồm dạng thuốc con nhộng và dạng tinh chất lỏng. Cây kế sữa cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ khi dùng để chữa bệnh, vì vậy bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại thảo mộc này để chữa viêm gan nhé.

    Một số thuốc điều trị viêm gan phổ biến nhất bao gồm interferon, thuốc ức chế protease, thuốc ức chế nucleoside analogue, thuốc ức chế men polymerase, thuốc thay thế. Hiện nay, viêm gan không phải là bệnh hiếm gặp, do đó cũng có rất nhiều phương pháp và các loại thuốc chữa trị. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tiếp nhận bất kỳ liệu pháp điều trị hoặc phương thuốc nào để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả chữa bệnh tối đa nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Trinh Nguyễn · Ngày cập nhật: 05/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo