backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Sự thật về tiêm vacxin gây tự kỷ cho trẻ

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

    Sự thật về tiêm vacxin gây tự kỷ cho trẻ

    Vacxin không gây ra chứng tự kỷ. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm ra mối liên hệ giữa vacxin và chứng tự kỷ. Tất cả đều chứng minh lời đồn vacxin gây tự kỷ là không đúng.

    Nhiều bố mẹ lo lắng khi nghe tin đồn vacxin gây tự kỷ cho trẻ. Do đó, một số người không cho con tiêm chủng, dẫn đến trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm. Vậy vacxin có thật sự làm trẻ bị tự kỷ? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu bài viết sau đây nhé.

    Những tranh cãi về vacxin MMR

    Tin đồn vacxin gây tự kỷ bắt đầu khi một bài báo, được các nhà nghiên cứu người Anh công bố vào năm 1998, tuyên bố rằng vacxin phòng bệnh sởi-quai bị-rubella (MMR) gây ra bệnh tự kỷ cho trẻ. Mặc dù nghiên cứu chỉ thực hiện ở 12 trẻ, nhưng lại nhận được rất nhiều chú ý từ công chúng. Đồng thời, số lượng trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ tăng nhanh chóng. Những phát hiện của bài báo đã thúc giục các bác sĩ khác tiến hành nghiên cứu riêng của họ về mối liên kết giữa vacxin MMR và chứng tự kỷ. Có ít nhất 10 nghiên cứu tiếp theo, tất cả đều không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy vacxin MMR gây ra chứng tự kỷ.

    Một cuộc điều tra về quá trình nghiên cứu năm 1998 đã tiết lộ rất nhiều vấn đề với cách thực hiện nghiên cứu. Tạp chí đã từng xuất bản thông tin đó đã gỡ bỏ thông tin về vacxin gây tự kỷ cho trẻ. Các vấn đề khác cũng được tìm ra, chẳng hạn như các nhà điều tra phát hiện ra một luật sư đã trả hơn nửa triệu đô-la cho nhà nghiên cứu hàng đầu hơn để chứng minh mối liên hệ giữa vacxin MMR và chứng tự kỷ.

    Những tranh cãi về thimerosal

    Một năm sau khi lời đồn về vacxin MMR xuất hiện, nỗi sợ hãi của công chúng đã chuyển sang một chất được sử dụng trong một số vacxin cho trẻ em. Chất này được gọi là thimerosal chứa thủy ngân. Thủy ngân là một loại kim loại có thể làm tổn thương não và thận ở nồng độ cao. Mục đích đưa thimerosal vào vacxin là ngăn ngừa vi khuẩn và nấm phát triển. Mặc dù không có bằng chứng cho thấy lượng nhỏ thimerosal trong vacxin gây hại, nhưng chất này được lấy ra khỏi hầu hết các vacxin cho trẻ em vào năm 2001 khi Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ và Dịch vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ yêu cầu.

    Các nghiên cứu cũng đã được tiến hành để xem liệu thimerosal có liên quan đến chứng tự kỷ hay không. Các nhà nghiên cứu đã so sánh hai nhóm trẻ em nhận vacxin chứa thimerosal và nhóm trẻ được chủng ngừa thuốc không chứa chất này. Bên cạnh đó, 9 nghiên cứu khác đã thực hiện, nhưng không tìm thấy mối liên hệ nào giữa thimerosal và chứng tự kỷ. Hơn nữa, các trường hợp chẩn đoán tự kỷ tiếp tục tăng sau khi thimerosal được lấy ra khỏi các vacxin cho trẻ em. Ngày nay, thimerosal vẫn còn được sử dụng trong một số vacxin để ngăn ngừa bệnh bạch hầu, uốn vánho gà.

    Việc kết hợp vacxin có thể gây ra chứng tự kỷ không?

    Trẻ em nhận được tiêm 25 mũi trong 15 tháng đầu đời. Một số người lo sợ rằng tất cả những mũi chích ngừa vacxin được tiêm khi trẻ còn rất nhỏ có thể làm cho trẻ phát triển chứng tự kỷ. Vì vậy, các nghiên cứu đã được tiến hành xem liệu sự kết hợp tất cả các vacxin cần thiết cho trẻ trước 2 tuổi có thể kích hoạt chứng tự kỷ hay không. Các nhà nghiên cứu so sánh các nhóm trẻ được chủng ngừa theo lịch trình khuyến cáo và những trẻ chậm chủng ngừa hoặc không được chủng ngừa. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ tự kỷ giữa hai nhóm trẻ này.

    Sau khi xem xét tất cả các nghiên cứu đã công bố và chưa được công bố về vacxin và tự kỷ, Ủy ban Đánh giá An toàn Chủng ngừa của Viện Y học sau đó đã công bố một báo cáo về vấn đề này vào năm 2014. Báo cáo với 200 trang đã khẳng định không có bằng chứng chứng minh vacxin gây tự kỷ cho trẻ.

    Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Mai Hồng/HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

    Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


    Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo