backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Kháng thuốc trong quá trình điều trị ung thư vú

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    Kháng thuốc trong quá trình điều trị ung thư vú

    Mặc dù ngày nay hóa trị phát triển rất mạnh và ngày càng phức tạp, nhưng không phải lúc nào hóa trị cũng có tác dụng 100% lên tất cả các loại ung thư. Khi hóa trị không còn hiệu quả nữa thì người ta gọi là kháng thuốc. Có rất nhiều nguyên nhân gây kháng thuốc, phụ thuộc vào cơ địa của bệnh nhân cũng như là đặc tính của khối u.

    Vì sao cơ thể người bệnh kháng thuốc?

    Nguyên nhân gây kháng thuốc thường nằm ở đặc tính của khối u. Nguyên nhân chủ yếu gây kháng thuốc hiện nay là có một số kênh vận chuyển trong tế bào có khả năng phát hiện và đẩy các chất ung thư ra khỏi tế bào, ngoài ra còn có những cơ chế khác cũng đóng vai trò quan trọng như là thuốc ức chế ung thư mất khả năng thúc đẩy các tế bào tự động chết đi. Những nghiên cứu về vấn đề này hiện đang được tiến hành, các nhà nghiên cứu đang tìm ra phương pháp nào đó để chống lại sự kháng thuốc, nhằm giúp cho hóa trị sẽ ngày càng hiệu quả hơn trong tương lai.

    Cơ chế kháng thuốc trong ung thư vú

    Ung thư vú là một trong những ung thư rất thường gặp ở phụ nữ. Mặt dù ngày nay đã có nhiều tiến bộ trong việc phát hiện sớm ung thư vú cũng như những hiểu biết sâu sắc về cấu tạo của tế bào ung thư, nhưng có khoảng 30% bệnh nhân bị ung thư giai đoạn sớm sau khi điều trị vẫn bị tái phát. Để làm tăng hiệu quả và giảm tác dụng phụ trong khi điều trị, các nhà nghiên cứu đã tìm ra phương pháp điều trị chọn lọc và phù hợp với từng bệnh nhân thông qua thăm khám và xét nghiệm khối u.

    Những phương pháp điều trị toàn thân bao gồm phương pháp gây độc tế bào, liệu pháp hormone và liệu pháp miễn dịch. Những phương pháp này được dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, hoặc dùng để làm giảm nhẹ triệu chứng ở những giai đoạn trễ. Tuy nhiên, ngày nay, vấn đề đã nảy sinh là sự xuất hiện các loại ung thư kháng thuốc, mặc dù không phổ biến, nhưng chúng đang dần xuất hiện nhiều hơn.

    Việc điều trị ung thư vú cần phải có sự phối hợp giữa nhiều bác sĩ với nhau. Ngày càng có nhiều liệu pháp điều trị khác nhau được ra đời như liệu pháp hormone, hóa trị, phẫu thuật và xạ trị. Chính điều này làm cho việc điều trị ung thư vú hiện nay phức tạp hơn nhiều so với trước đây. Tuy vậy, vẫn còn nhiều bệnh nhân mắc phải ung thư giai đoạn sớm vẫn bị tái phát hoặc thậm chí đa số là bị di căn sau điều trị. Nhiều nghiên cứu so sánh tỷ lệ giữa tái phát tại chỗ và di căn xa với nhau, đa số nghiên cứu cho thấy di căn xa vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn. Thế nên, các nhà nghiên cứu đang đoán rằng có thể bệnh ung thư vú ngay từ đầu đã là một bệnh khắp cơ thể chứ không phải là chỉ từ vú như trước đây họ vẫn nghĩ. Vì vậy, phương pháp điều trị tốt hiện nay là nên lựa chọn phương pháp cho từng cá thể một dựa trên đặc tính về phân tử và sinh học của khối u.

    Luôn nhớ rằng nên đi khám bác sĩ khi bạn nghĩ bệnh ung thư của mình đang kháng thuốc. Báo với bác sĩ khi bạn thấy bệnh tình không hề cải thiện sau khi dùng các biện pháp hóa trị. Hoặc báo họ khi bệnh đang có dấu hiệu tái phát. Bác sĩ sẽ cân nhắc và thay đổi phương pháp điều trị cho bạn.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo