backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Cách trị bỏng không để lại sẹo hiệu quả ngay tại nhà

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ngọc Trâm · Ngày cập nhật: 01/06/2023

Cách trị bỏng không để lại sẹo hiệu quả ngay tại nhà

Vùng da bị bỏng có nguy cơ để lại sẹo thâm nếu bạn không biết cách chăm sóc vết thương ngay từ đầu. Vì thế, nhiều người không may bị bỏng sẽ rất lo lắng về tính thẩm mỹ của làn da khi sẹo hình thành. 

Làm cách nào để trị bỏng không để lại sẹo? Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến sẹo hình thành sau khi bỏng

Bị bỏng có để lại sẹo không? Sẹo do bỏng để lại là bằng chứng của các tế bào bị tổn thương và chết đi, tiếp theo da sản sinh ra một loại protein dạng sợi để tự phục hồi. Chất xơ này được gọi là collagen. khi da dần được phục hồi, vùng tổn thương da sẽ để lại những mảng da đổi màu, trở nên dày và được gọi là sẹo. Tùy thuộc vào độ sâu vết bỏng, những vết sẹo này sẽ mất thời gian nhanh hay chậm để tự lành hẳn.

Các cấp độ sẹo bỏng

Nhiều người thắc mắc rằng bỏng có để lại sẹo không? Thực chất điều này vốn tùy thuộc vào mức độ tổn thương của làn da. Khi chưa biết cách trị bỏng không để lại sẹo, đầu tiên bạn cần xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thương da:

  • Các vết bỏng độ 1 sẽ tự lành trong vòng một tuần mà không để lại sẹo.
  • Các vết bỏng độ 2 sẽ lành sau khoảng hai tuần. Đôi khi để lại sẹo nhưng sẽ mờ dần theo thời gian.
  • Các vết bỏng độ 3 thường mất vài tháng hoặc vài năm để lành lại và thường để lại những vết sẹo bỏng. Có khả năng bạn phải cần đến phẫu thuật ghép da để cải thiện tình trạng này.

>>> Xem thêm: Sẹo bỏng: bạn đã biết cách điều trị hiệu quả?

Xử trí khi bỏng để không bị sẹo

Bị bỏng nên làm gì để không để lại sẹo? Bạn nên thực hiện cách chữa bỏng không để lại sẹo theo quy trình sau:

  • Rửa sạch khu vực bỏng với nước mát hoặc ấm từ 15-20 phút. Sau đó, để da khô tự nhiên.
  • Sử dụng que đè lưỡi vô trùng để bôi thuốc mỡ kháng sinh vào vết bỏng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da.
  • Che phủ vết bỏng bằng băng gạc không dính và sau đó quấn băng xung quanh.
  • Giữ cho vùng da bị bỏng căng ra vài phút mỗi ngày để ngăn ngừa vết bỏng kéo rút lại.
  • Nếu có vết phồng, bạn nên đợi cho nó tự vỡ, sau đó cắt phần da chết hoặc đến bác sĩ để lấy da.
  • Khi vết bỏng đang lên da non, bạn có thể gặp tình trạng phồng rộp trên da. Vì thế, bạn cần phải biết cách bảo vệ vùng bị bỏng khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách mặc quần áo dài tay hoặc thoa kem chống nắng. Vì các khu vực bỏng da sẽ rất nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh nắng trong vòng vài tháng bị tổn thương.
  • Thăm khám bác sĩ thường xuyên để đảm bảo rằng vết bỏng được chữa lành đúng cách.

Cách trị bỏng không để lại sẹo bằng nguyên liệu thiên nhiên

Trị bỏng bằng mật ong để ngừa sẹo

Mật ong được sử dụng thoa lên vùng da bị bỏng bởi mật ong có tính kháng khuẩn giúp chữa lành vết thương nhanh. Hơn nữa mật ong cũng giúp kích thích các tế bào mới phát triển

Trị bỏng bằng nghệ tươi để ngừa sẹo

Nghệ tươi từ lâu được biết đến là nguyên liệu tự nhiên giúp chữa lành vết thương và ngăn chặn sẹo tốt. Bạn có thể giã nghệ tươi để thoa lên vết bỏng để kích thích vết thương mọc da non, nhanh lành cho da

cách trị bỏng không để lại sẹo

Lưu ý những nguyên liệu thiên nhiên trên mang tính tham khảo. Tuỳ thuộc vào mức độ vết phỏng mà bạn áp dụng phương pháp chữa trị vết thương

Làm sao để vết bỏng không thành sẹo? Cách trị bỏng không để lại sẹo tại nhà tốt nhất là ngăn ngừa sẹo hình thành. Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa sẹo, nhưng nếu thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn sẽ cải thiện được vùng da bỏng, để không làm xuất hiện sẹo bỏng hoặc hạn chế ít sẹo hơn.

Hiệu quả của việc điều trị sẹo bỏng còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng và cách thức điều trị. Các vết bỏng nhỏ sẽ lành với một ít sẹo hoặc không có sẹo. Trong khi đó, những vết bỏng sâu hơn sẽ được điều trị bằng phẫu thuật ghép da và các loại quần áo tạo áp suất để giảm thiểu vết sẹo.

>>> Bạn có thể quan tâm: Phân loại các dạng sẹo do bỏng và cách điều trị

Các biến chứng do bỏng

Bỏng có để lại sẹo không? Bỏng nhẹ sẽ lành mà không để lại các biến chứng về sau. Nhưng các vết bỏng sâu và nghiêm trọng hơn có khả năng gây ra sẹo cũng như các biến chứng như sau:

Nhiễm trùng

Giống như bất kỳ vết thương nào, vết bỏng cũng tạo ra một vết thương hở trên da khiến các vi khuẩn, vi trùng dễ dàng xâm nhập vào bên trong cơ thể. Tình trạng nhiễm trùng đôi khi chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ và dễ dàng điều trị. Trong trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào máu, nguy cơ nhiễm trùng huyết rất cao và sẽ đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Mất nước

Bỏng da khiến cơ thể bị mất nước. Nếu bạn mất nước quá nhiều, lượng máu trong cơ thể cũng có nguy cơ giảm xuống đột ngột, dẫn đến không cung cấp đủ nước cho toàn bộ cơ thể.

Hạ thân nhiệt

Trị phỏng không để lại sẹo bằng hạ thân nhiệt: Da giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Vì thế khi da bị tổn thương do bỏng, bạn sẽ bị mất nhiệt rất nhanh. Điều này dẫn đến tình trạng hạ thân nhiệt cơ thể đột ngột và rất nguy hiểm.

Hạn chế vận động

Khi mô sẹo hình thành trên một vết bỏng, nó có khả năng kéo rút da đến mức không thể di chuyển xương hoặc khớp.

Tổn thương cơ và mô

Nếu vết bỏng sâu xuyên qua các lớp da, nó có thể làm hỏng cấu trúc các mô và cơ dưới da.

Các vấn đề về cảm xúc

Những vết sẹo lớn có thể ảnh hưởng đến việc thể hiện cảm xúc, đặc biệt nếu chúng nằm trên mặt hoặc các vùng da dễ nhìn thấy. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến trạng thái và tinh thần của bạn.

>>> Bạn có thể quan tâm: Chăm sóc vết thương đúng cách giúp giảm thiểu sẹo bỏng

Như vậy, bạn đã hiểu được làm sao để vết bỏng không bị sẹo. Ngoài ra, để vết bỏng mau lành, tránh tình trạng nhiễm trùng và lở loét, bạn tuyệt đối không nên thoa vào vết bỏng các loại mỡ trăn, dầu cá, kem đánh răng hay lòng trắng trứng,…. Điều này có thể khiến da nhiễm trùng nặng hơn, thậm chí có thể khiến da bị sốc bỏng.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ngọc Trâm · Ngày cập nhật: 01/06/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo