backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Những điều cần biết về hội chứng tim vận động viên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Mai Hồ · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    Những điều cần biết về hội chứng tim vận động viên

    Những người tập luyện thể thao với cường độ và tần suất nhiều hay gặp phải hội chứng tim vận động viên, do đó cần tìm hiểu rõ vấn đề này.

    Hội chứng tim vận động viên còn khá xa lạ với nhiều người. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng trong một số trường hợp, hội chứng này có thể liên quan đến các vấn đề khác ở tim. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn tình trạng này qua bài viết sau.

    Hội chứng tim vận động viên là gì?

    Hội chứng tim vận động viên là tình trạng xảy ra ở tim do thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hơn một giờ mỗi ngày, vào hầu hết các ngày trong tuần. Hội chứng tim vận động viên không thật sự gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bạn là một vận động viên. Hơn nữa, hội chứng này cũng không phải là một yếu tố khiến các vận động viên trẻ phải ra khỏi sân khi ở giữa trận đấu. Trước khi nó dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc tim, người mắc phải tình trạng này thường không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Hội chứng tim vận động viên không cần điều trị và chẩn đoán, trừ chỉ khi bạn muốn loại trừ những trường hợp nghiêm trọng khác về tim.

    Giống như bất kỳ cơ bắp nào, tim trở nên mạnh khỏe hơn khi tập luyện thể dục. Các bài tập sức bền như chạy bộ, bơi lội và đạp xe có thể làm tim to hơn, từ đó giúp bơm máu nhiều hơn với mỗi nhịp đập. Các bài tập với cường độ nặng và ngắn như nâng tạ làm tăng thêm lực bơm máu bằng cách làm thành tim dày hơn.

    Nếu như những vận động viên thể hình có cơ bụng và bắp tay to, săn chắc, khỏe mạnh thì đối với các vận động viên tham gia những môn đòi hỏi sự cạnh tranh về thời gian như điền kinh, cơ tim của họ sẽ phát triển hơn mức bình thường. Tim không chỉ lớn và dày khác thường mà đôi khi nhịp đập cũng không đều (loạn nhịp tim). Một người có hội chứng tim vận động viên cũng có thể có khoảng nghỉ ở nhịp tim chậm rõ rệt, trong khoảng từ 35 đến 50 nhịp một phút. Ngoài ra, xung điện có thể đi theo các đường lạ để qua tim, gây ra kết quả bất thường trên điện tâm đồ (ECG hoặc EKG).

    Hội chứng tim vận động viên liệu có nguy hiểm?

    Tim phình to, rối loạn nhịp và kết quả điện tâm đồ bất thường, tất cả đều là những dấu hiệu nghiêm trọng đối với người bình thường. Trên thực tế, nhịp tim và kết quả điện tâm đồ liên quan đến hội chứng tim vận động viên thường tương tự như một rối loạn đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, hội chứng tim vận động viên thì vô hại. Những thay đổi bất thường của tim ở một người vận động viên thật sự là minh chứng điển hình cho khả năng thích nghi của cơ thể.

    Nếu có triệu chứng đau ngực, nhịp tim đập bất thường hoặc ngất đi, vận động viên cần xét nghiệm y khoa để được chẩn đoán rõ vấn đề. Bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm bổ sung để xác định xem liệu các triệu chứng này là dấu hiệu bình thường hay đã có bất thường trong tim. Các xét nghiệm này có thể bao gồm điện tâm đồ, siêu âm tim (chụp hình tim bằng cách sử dụng sóng âm) hoặc những xét nghiệm khác.

    Tất nhiên, một số vận động viên thực sự có vấn đề về tim. Thỉnh thoảng, vận động viên bóng rổ hay cầu thủ bóng đá đột tử ở giữa trận đấu hoặc đang trong quá trình tập luyện. Trong hầu hết các trường hợp, các bác sĩ điều tra cái chết thông qua những trường hợp ít ngờ tới, chẳng hạn như bệnh tim bẩm sinh, nhưng điều này không có gì liên quan đến hội chứng tim vận động viên.

    Hội chứng tim vận động viên được điều trị như thế nào?

    Vì hội chứng tim vận động viên là vô hại nên không có lý do để điều trị nó, trừ khi bạn thường xuyên bị choáng váng, đau ngực hoặc mất ý thức. Nếu thực sự muốn có một trái tim bình thường, điều bạn nên làm là ngừng tập luyện thể thao. Ngay sau đó, tim cùng những phần còn lại trong cơ thể sẽ trở lại tình trạng như trước đây.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Mai Hồ · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo