backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Mối liên hệ giữa trầm cảm và bệnh tim mạch

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trinh Nguyễn · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    Mối liên hệ giữa trầm cảm và bệnh tim mạch

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa trầm cảm và bệnh tim mạch. Bạn cần tìm hiểu rõ vấn đề trên để có cách phòng tránh hiệu quả nhé.

    Sự liên hệ giữa trầm cảm và bệnh tim mạch là gì?

    Trầm cảm và cô đơn tạo một áp lực lớn lên tim mạch, chứ không chỉ đơn thuần về mặt cảm xúc. Nỗi lo âu, buồn phiền trong tâm trí có thể khiến bạn mắc bệnh tim. Ở những người mắc bệnh tim mạch, trầm cảm cũng được xem là một lời cảnh báo của nhồi máu cơ tim. Nghiên cứu cho thấy, người cô đơn, trầm cảm và bị cô lập thường qua đời sớm hơn ba đến năm lần so với người sống vui vẻ.

    Những nhà nghiên cứu đã tiến hành quan sát gần 6.000 người và nhận thấy rằng, người trầm cảm và bị bệnh tim có nguy cơ tử vong gấp 3 lần những người không mắc bệnh. Một nghiên cứu đã tiến hành theo dõi 222 người sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim và chỉ ra rằng, những người bị trầm cảm có nguy cơ cao tử vong trong vòng 6 tháng sau. Các nghiên cứu khác ở những người từng bị tắc nghẽn mạch máu cho thấy, bệnh nhân chưa kết hôn và không có bạn thân có nguy cơ tử vong trong vòng 5 năm tới gấp 3 lần so với người khác.

    Trầm cảm thậm chí còn khiến bệnh tim tái phát. Những bằng chứng qua nhiều nghiên cứu này cho thấy rằng, sự cô đơn hay trầm cảm cũng đủ khả năng để giết chết một trái tim khỏe mạnh.

    Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nam giới. Những nhà khoa học đã kết luận, phụ nữ mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn nam giới nhiều lần. Cụ thể là, nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị trầm cảm có thể mắc “hội chứng chuyển hóa” cao gấp 2 lần so với người bình thường.

    Cuối cùng, các nghiên cứu cho thấy, trầm cảm và lo âu nặng có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, một trong những tác nhân chính dẫn đến bệnh tim.

    Tại sao trầm cảm ảnh hưởng đến tim?

    Bác sĩ không biết chính xác tại sao sự trầm cảm, buồn phiền lại nguy hiểm đến vậy. Một số nghiên cứu liên quan đến mối liên hệ này đã đề cập thẳng và cho thấy, trầm cảm dẫn đến những hành vi sức khỏe không tốt như không tập thể dục, dẫn đến béo phì, và cuối cùng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hơn.

    Nghiên cứu trên một tạp chí tim mạch cho thấy, những người gặp nỗi buồn phiền có nồng độ protein phản ứng C (một hoạt chất trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim) cao hơn. Ngoài ra, tổn thương tinh thần có tác động đến những tế bào máu gọi là tiểu cầu khiến chúng kết tụ với nhau, có thể dẫn đến tắc nghẽn động mạch do cục máu đông.

    Chữa trị trầm cảm có thể đối phó với bệnh tim?

    Nếu mắc bệnh tim, bạn cần thư giãn, giữ cho tâm trạng được thoải mái nhất có thể. Kiểm soát căng thẳng sẽ ngăn chặn được 74% nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ. Một chuyên gia tâm lý tại Khoa Y trường Đại học Emory chỉ ra rằng, thuốc chống trầm cảm Paroxetine dành cho những người sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim khiến tiểu cầu của họ bớt “dính” và giảm các nguy cơ cục máu đông hình thành. Thuốc chống trầm cảm SertralineCitalopram cũng được cho là an toàn và hiệu quả cho những bệnh nhân trầm cảm mắc bệnh động mạch vành.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trinh Nguyễn · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo