backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Cấy thiết bị vào cơ thể để chữa bệnh tim

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    Cấy thiết bị vào cơ thể để chữa bệnh tim

    Các hình thức của suy tim, bệnh tim và khuyết tật tim có thể đe dọa tính mạng nếu triệu chứng vẫn còn tiếp tục khi dùng thuốc hoặc điều trị phẫu thuật.

    Thiết bị y tế cấy ghép có thể chữa một số rối loạn tim mạch nhất định trên cơ sở lâu dài, hoặc có thể hoạt động như một sự chuyển đổi giữa các kế hoạch điều trị xâm lấn hơn, chẳng hạn như ghép tim. Các thiết bị cấy ghép có thể tốn kém, một số thiết bị ước tính có giá 30.000 đô la hoặc nhiều hơn.

    Tuy nhiên, các thiết bị cần được coi là vô giá vì nó có thể cứu sống bạn.

    Máy tạo nhịp tim

    Ai cần nó?

    Máy tạo nhịp tim có lẽ là thiết bị y tế cấy ghép tốt nhất được biết đến cho các bệnh nhân tim mạch. Thiết bị nhỏ này được phẫu thuật đưa vào khoang bụng hoặc ngực của một người bị rối loạn nhịp tim, hoặc nhịp tim không đều. Những người bị rối loạn nhịp tim có thể trải qua tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đồng đều.

    Phương pháp điều trị ít xâm lấn cho loạn nhịp tim bao gồm thuốc, một cú sốc điện duy nhất gọi là “sốc điện chuyển nhịp tim’, hoặc điều trị cắt bỏ (một thủ thuật sử dụng ống thông (gọi là catheter) phá hủy mô dẫn truyền bất thường gây ra hình tim không đều). Máy tạo nhịp tim là giải pháp khi các phương pháp điều trị đầu tiên không thể ổn định tình trạng loạn nhịp.

    Máy hoạt động như thế nào?

    Viện Tim Phổi và Máu Quốc gia mô tả máy tạo nhịp tim như một hệ thống giám sát nội tại cho trái tim bạn để đo hoạt động điện, dạng nhịp tim, nhịp tim và thậm chí nhiệt độ máu. Khi hệ thống điện của tim bạn đi chệch hướng, máy tạo nhịp tim dùng pin dẫn trái tim bạn trở về nhịp điệu bình thường bằng một xung điện. Máy tạo nhịp và phát nhịp dùng pin tuổi thọ trung bình khoảng bảy năm, vào lúc đó thay thế máy mới có thể cần thiết.

    Phương pháp

    Phẫu thuật cài đặt máy tạo nhịp tim được thực hiện tại bệnh viện dưới gây mê toàn thân. Bác sĩ phẫu thuật đặt thiết bị và pin của nó dưới da bạn và luồn dây qua các tĩnh mạch lên đến tim bạn. Thủ thuật mất vài giờ, bạn có thể sẽ ở lại bệnh viện qua đêm để theo dõi. Thời gian phục hồi rất nhanh. Bạn thấy đau ở chỗ vết rạch trong vài ngày, nhưng bạn có thể trở lại làm việc bất cứ khi nào bạn cảm thấy sẵn sàng.

    Rủi ro của việc cài đặt máy tạo nhịp tim là thấp, nhưng có thể bao gồm:

    • Sưng hoặc bầm tím tại chỗ bị rạch
    • Nhiễm trùng
    • Tổn thương các mạch máu hay dây thần kinh
    • Xẹp phổi

    Thận trọng

    Bệnh nhân tim có máy tạo nhịp tim phải được cảnh giác về sự can thiệp tiềm năng từ các mặt hàng điện tử, chẳng hạn như điện thoại di động, lò vi sóng và máy dò kim loại. Điều quan trọng là phải đặt khoảng cách giữa máy tạo nhịp tim của bạn và các thiết bị điện này, tức là mang theo điện thoại di động trong một túi hoặc ví chứ không phải trong túi áo, và không đứng gần lò vi sóng trong thời gian dài.

    Thông báo cho nhân viên tại sân bay và các địa điểm khác được trang bị máy dò kim loại và thiết bị hình ảnh khác, vì các máy này có thể gây khởi phát chu trình hoạt động của máy tạo nhịp của bạn.

    Thiết bị hỗ trợ tâm thất

    Thiết bị hỗ trợ tâm thất (VAD) – còn gọi là thiết bị hỗ trợ tâm thất trái (LVAD) vì nó giúp thực hiện công việc của tâm thất – là một biện pháp tạm thời được sử dụng để ngăn ngừa suy tim giai đoạn cuối gây tử vong. Tâm thất trái là buồng lớn nhất của tim, chịu trách nhiệm bơm máu từ trái tim của bạn đến phần còn lại của cơ thể.

    Bệnh nhân tim có trong danh sách ghép có thể yêu cầu LVAD (một máy bơm nhân tạo) để thực hiện các công việc mà trái tim của họ quá yếu để làm. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, thiết bị hỗ trợ tâm thất thường được nhắc đến như một “cầu nối để ghép tim’. Thiết bị này được sử dụng như một biện pháp cứu sống cho đến khi tìm thấy trái tim từ người hiến thích hợp.

    Những rủi ro của phẫu thuật bao gồm:

    • Nhiễm trùng
    • Thiết bị thất bại
    • Suy tim
    • Các cục máu đông.

    Phẫu thuật LVAD là phẫu thuật tim hở kéo dài 4–6 giờ. Bạn sẽ được đặt trên một máy thở và máy tim–phổi nhân tạo trong khi các thiết bị được cấy vào khoang ngực của bạn. Bạn sẽ phải nằm một vài ngày trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) ngay sau khi phẫu thuật. Điều này để đảm bảo máy bơm của bạn làm việc một cách chính xác, để điều chỉnh mức độ của thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu), và ngăn ngừa nhiễm trùng. Sự phục hồi phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể của bạn trước khi phẫu thuật. Một số bệnh nhân đủ khỏe để về nhà, trong khi những người khác phải ở lại bệnh viện cho đến khi họ nhận được trái tim hiến tặng.

    Máy khử rung tim cấy trên người

    Máy khử rung tim cấy trên người (ICD) tương tự như máy tạo nhịp tim ở cả hai thiết bị được sử dụng để điều trị rối loạn nhịp tim. ICD là thường được sử dụng ở những bệnh nhân có cơn rung tâm thất (VF). VF là một rối loạn nhịp nặng của tim, góp phần làm tim ngừng đập vì máu không được bơm ra khỏi tim như bình thường. VF thường gây tử vong, nhưng cũng có thể xảy ra trong một cơn nhồi máu cơ tim không gây tử vong hoặc do thiếu oxy.

    Máy khử rung tim cấy trên người cung cấp dòng điện tới tim để khởi động lại cơ tim trong các cơn VF hoặc các hình thức khác của chứng loạn nhịp tim. Giống như máy tạo nhịp tim, ICD được cấy dưới da, thường ở vùng dưới xương đòn hoặc ổ bụng. Dây điện được luồn từ pin ICD vào bên trong cơ tim.

    Nghiên cứu được công bố trong số ra năm 2009 của Phòng lưu trữ thần kinh học cho thấy rằng đàn ông được điều trị bằng ICD thường xuyên hơn so với phụ nữ. Nữ bệnh nhân tim tăng đến 70% tác dụng phụ có hại từ phẫu thuật và điều trị ICD hơn so với nam giới. Tuy nhiên, sự khác biệt trong phản ứng đối với các thiết bị có thể xuất phát từ việc có ít nghiên cứu về ICD cho phụ nữ. Cần nhiều nghiên cứu thêm về ICD trên phụ nữ.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo