backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Xét nghiệm A1C theo dõi bệnh tiểu đường

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 12/05/2020

    Xét nghiệm A1C theo dõi bệnh tiểu đường

    Ngoài việc theo dõi các triệu chứng và lượng đường huyết hàng ngày, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm thêm xét nghiệm huyết sắc tố A1C vài tháng một lần.

    Cứ 3 – 6 tháng, bác sĩ nội khoa hoặc bác sĩ đa khoa có thể yêu cầu bạn thực hiện một xét nghiệm lượng đường trong máu gọi là đo nồng độ huyết sắc tố A1C. Xét nghiệm này còn gọi là HbA1C, glycohemoglobin, glycosylated hemoglobin hoặc xét nghiệm huyết sắc tố gắn đường. Đây là xét nghiệm cho biết bạn đã kiểm soát mức đường huyết như thế nào trong khoảng từ 6 – 12 tuần trước khi xét nghiệm.

    Bạn sẽ tiếp tục đo đường huyết tại nhà, nhưng xét nghiệm này sẽ cho bác sĩ biết kế hoạch kiểm soát đường huyết của bạn có hiệu quả hay không. Đồng thời, bạn sẽ biết mình có cần phải thay đổi cách kiểm soát bệnh hay không sau khi nhận kết quả đo nồng độ huyết sắc tố A1C.

    Huyết sắc tố là gì?

    Huyết sắc tố

    Huyết sắc tố là một chất trong tế bào hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy trong cơ thể. Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, lượng đường dư sẽ tích tụ vào huyết sắc tố theo thời gian. Huyết sắc tố được bao phủ bởi đường được gọi là “gắn đường’.

    Xét nghiệm A1C đo lường có bao nhiêu huyết sắc tố được gắn đường trong máu của bạn. Càng nhiều huyết sắc tố bị gắn đường trong máu, càng cho thấy bệnh tiểu đường trong những tuần gần đây không được kiểm soát tốt. Nồng độ A1C càng cao, bạn càng có nguy cơ cao bị các biến chứng của bệnh tiểu đường.

    Tại sao bạn phải xét nghiệm A1C?

    Xét nghiệm A1C

    Những người đã mắc bệnh tiểu đường nhiều năm nên làm xét nghiệm A1C định kỳ để xem thử kế hoạch điều trị tiểu đường của mình có đang hiệu quả hay không. Các xét nghiệm A1C cho bạn biết chỉ số đường huyết (lượng đường trong máu) trong một tháng.

    Mức độ thường xuyên xét nghiệm A1C

    Mức độ thường xuyên xét nghiệm a1c

    Mức độ thường xuyên xét nghiệm A1C phụ thuộc vào loại tiểu đường, kế hoạch điều trị, và cách bạn kiểm soát hàm lượng đường huyết trước đây.

    Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, bạn sẽ được xét nghiệm thường xuyên hơn 4 lần/năm hoặc nhiều lần hơn trong một năm.

    Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2 mà không sử dụng insulin và bạn kiểm soát nồng độ đường huyết của mình trong phạm vi bình thường, bác sĩ có thể chỉ yêu cầu xét nghiệm 2 lần/năm.

    Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2, sử dụng insulin và không thể giữ nồng độ đường huyết trong phạm vi bình thường, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm kiểm tra nồng độ huyết sắc tố 4 lần/năm hoặc nhiều lần hơn trong một năm.

    Kết quả xét nghiệm A1C

    Mức độ thường xuyên xét nghiệm a1c

    Đối với những người không bị tiểu đường, giới hạn trên bình thường đối với A1C (HbA1c) là 5,6%. Con số mục tiêu cho những người bị tiểu đường tùy theo từng người, bạn và nhân viên y tế sẽ cùng nhau trao đổi để xác định con số mục tiêu đó. Kết quả xét nghiệm A1C càng cao, bạn càng có nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.

    Nếu bạn dùng xét nghiệm A1C để chẩn đoán tiểu đường, thì hai chỉ số A1C liên tiếp trên 6,5% là dấu hiệu tiểu đường. Chỉ số A1C giữa 5,7 – 6,4% là dấu hiệu tiền tiểu đường. Điều này có nghĩa là bạn có nguy cơ bị tiểu đường nếu không thực hiện các biện pháp phòng bệnh tiểu đường.

    Khi nào thì xét nghiệm không hiệu quả?

    tiểu đường

    Mức độ tin cậy của xét nghiệm A1C có thể bị giảm đi trong một số trường hợp. Dưới đây là một vài ví dụ:

    • Nếu bạn bị thiếu máu hoặc có nồng độ sắt trong máu thấp, kết quả xét nghiệm A1C sẽ bị cao hơn so với chỉ số thật.

    • Nếu bạn bị xuất huyết nặng hoặc xuất huyết mãn tính (có thể từ chu kỳ kinh nguyệt), bạn có thể có nồng độ huyết sắc tố thấp bất thường. Điều này có thể dẫn đến kết quả A1C có phần trăm thấp hơn chỉ số thật.

    • Nếu huyết sắc tố của bạn có hình dạng không đồng nhất (có nghĩa là bạn có những huyết sắc tố có hình dạng bất thường) thì kết quả A1C có thể sai sót. Đối với bệnh nhân có hình dạng huyết sắc tố bất thường, có thể được xét nghiệm A1C bằng những loại máy chuyên biệt.

    Giang Lê HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 12/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo