backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Da khô do biến chứng tiểu đường

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 12/05/2020

    Da khô do biến chứng tiểu đường

    Da khô do biến chứng tiểu đường là gì? Nó có gây ra nhiều khó chịu cho bạn không? Phải làm gì để giảm thiểu tình trạng này?

    Da khô, một biến chứng thường bị bỏ qua của tiểu đường, là một tác dụng phụ khó chịu khi đường huyết tăng cao mạn tính.

    Mời bạn cùng tìm hiểu về da khô do biến chứng tiểu đường.

    Da khô là gì?

    da khô mất nước

    Da khô giống như tên gọi của nó, nghĩa là da sẽ khô hơn bình thường. Nhiều người có da khô theo từng đợt và có thể nghiêm trọng hơn khi trời lạnh.

    Mọi người đều bị khô da dần theo thời gian. Tuy nhiên, đối với những người tiểu đường, đây có thể là vấn đề mạn tính nếu lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao.

    Đường trong máu cao làm cho cơ thể bị mất nước với tốc độ nhanh hơn. Da cũng trở nên khô khi thần kinh bị tổn thương sau nhiều năm bị tiểu đường và không nhận được thông báo phải đổ mồ hôi.

    Đối với những người tiểu đường, da khô có thể nghiêm trọng hơn việc chỉ là một tình trạng kích ứng và có thể rất nguy hiểm. Da khô do biến chứng tiểu đường khiến da tróc ra dễ hơn, làm mất lớp bên ngoài. Lớp ngoài cùng là cơ chế phòng thủ đầu tiên của làn da chống lại vi khuẩn và hoạt động như một rào cản.

    Hơn nữa, bởi vì vi khuẩn sử dụng đường để sống, nên những người tiểu đường mà không kiểm soát đường huyết có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn – các vi khuẩn hoạt động mạnh trong môi trường nhiều đường. Đó là lý do tại sao ngay cả vết cắt nhỏ nhất cũng có thể trở thành nhiễm trùng lớn khi đường huyết của bạn thường xuyên cao.

    Nguyên nhân gây khô da?

    tắm nhiều gây khô da
    Tắm nhiều quá mức cũng gây khô da

    Sống trong khí hậu mùa đông nơi không khí khô có thể gây khô da. Tắm nhiều quá mức cũng là nguyên nhân. Bất cứ điều gì rút hơi ẩm ra khỏi cơ thể bạn đều có thể gây khô da.

    Nếu bị tiểu đường, bạn đặc biệt dễ bị khô da vì những thay đổi về nồng độ đường trong máu. Lượng đường huyết cao làm cho cơ thể bạn mất nước, dẫn đến da bị mất nước.

    Đổ mồ hôi có thể giữ cho da ẩm, nhưng nếu bạn có bệnh thần kinh, bạn có thể đổ mồ hôi ít hơn và da bạn sẽ trở nên khô.

    Các triệu chứng của khô da là gì?

    bệnh mãn tính gây ngứa mông

    Nếu bạn có làn da khô, bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận nó.

    Các triệu chứng cụ thể bao gồm:

    • Ngứa ngáy
    • Bong da
    • Xuất hiện các đường kẻ hoặc vết nứt trên da.

    Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

    Các chuyên gia nói rằng việc quan trọng là phải chú ý đến da của bạn. Nếu bạn xác định có vết cắt, trầy xước hoặc vết phỏng sớm, bạn có thể tránh những biến chứng tiểu đường nặng như đoạn chi.

    Làm thế nào để điều trị khô da?

    Da khô thường được điều trị bằng kem giữ ẩm. Một số nhà nghiên cứu cho rằng các loại kem gốc dầu tốt hơn kem gốc nước trong việc dưỡng ẩm da.

    Trong trường hợp da rất khô, bác sĩ có thể kê toa một loại kem đặc biệt.

    Làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa bản thân bị khô da?

    thoa kem dưỡng ẩm để tránh da khô do biến chứng tiểu đường

    Dưới đây là một số bước bạn có thể làm để tránh da khô do biến chứng tiểu đường:

    • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên. Một số nghiên cứu cho thấy các chất dưỡng ẩm phối hợp urê và acid lactic (alpha hydroxy acid) có thể có lợi cho bạn.
    • Kiểm soát đường huyết trong giới hạn mà bác sĩ khuyến cáo.
    • Uống nhiều nước mỗi ngày.
    • Sử dụng nước ấm – không phải nước nóng nóng – khi bạn tắm vòi sen hoặc tắm bồn và không tắm quá lâu.
    • Lau khô người sau khi tắm.
    • Tránh chất khử mùi hoặc xà phòng kháng khuẩn có thể làm khô da bạn.
    • Tránh hút thuốc vì sẽ làm khô da bạn.
    • Đặt máy tạo độ ẩm trong nhà vào mùa đông nếu bạn có lò sưởi hoặc hệ thống sưởi ấm.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 12/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo