backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Vì sao cơ thể bạn kém hấp thu vitamin B12?

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Thương Trần · Ngày cập nhật: 13/12/2019

    Vì sao cơ thể bạn kém hấp thu vitamin B12?

    Thiếu máu do thiếu vitamin B12 hoặc thiếu máu do thiếu axit folic xảy ra khi thiếu một trong các vitamin này ảnh hưởng đến khả năng của cơ thể sản xuất các hồng cầu đầy đủ chức năng.

    Thiếu máu ác tính

    Thiếu máu ác tính là nguyên nhân thường gặp nhất của thiếu vitamin B12.

    Thiếu máu ác tính là một tình trạng tự miễn ảnh hưởng đến dạ dày của bạn. Bệnh tự miễn có nghĩa là hệ miễn dịch của bạn (hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh tật và nhiễm trùng) tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể bạn.

    Vitamin B12 được hấp thụ vào cơ thể thông qua dạ dày của bạn. Một loại protein được gọi là “yếu tố nội tại’ gắn liền với vitamin B12, vì vậy nó có thể được hấp thu từ thức ăn.

    Thiếu máu ác tính khiến hệ miễn dịch của bạn tấn công các tế bào trong dạ dày sản xuất các yếu tố nội tại, nghĩa là cơ thể của bạn không thể hấp thụ vitamin B12.

    Nguyên nhân chính xác của bệnh thiếu máu ác tính vẫn chưa được làm rõ, nhưng bệnh thường gặp ở phụ nữ trên 60 tuổi, người có tiền sử gia đình của bệnh và những người có tình trạng tự miễn dịch, chẳng hạn như bệnh Addison hoặc bạch biến.

    Chế độ ăn uống

    Một số người có thể phát triển tình trạng thiếu hụt vitamin B12 là kết quả của việc không nhận đủ vitamin B12 từ chế độ ăn uống của họ.

    Một chế độ ăn bao gồm thịt, cá và các sản phẩm từ sữa thường cung cấp đủ vitamin B12. Tuy nhiên, những người không thường xuyên ăn các loại thực phẩm này, chẳng hạn như những người thực hiện chế độ ăn chay hoặc những người có chế độ ăn thiếu chất, có thể bị thiếu hụt vitamin B12. Bạn có thể tham khảo các thực phẩm giúp tăng cường vitamin B12 cho cơ thể tại đây.

    Việc dự trữ vitamin B12 trong cơ thể có thể kéo dài khoảng 2 đến 4 năm mà không cần bổ sung, nên có thể phải mất một thời gian dài để phát triển bệnh sau khi thay đổi chế độ ăn.

    Tình trạng ảnh hưởng đến dạ dày

    Một số tình trạng dạ dày hoặc hoạt động dạ dày có thể ngăn chặn sự hấp thu đủ vitamin B12. Ví dụ, cắt bỏ dạ dày (thủ thuật phẫu thuật một phần dạ dày của bạn bị cắt bỏ) làm tăng nguy cơ phát triển thiếu hụt vitamin B12.

    Các tình trạng ảnh hưởng đến ruột

    Một số tình trạng ảnh hưởng đến đường ruột của bạn cũng có thể ngăn cản bạn hấp thụ số lượng vitamin B12 cần thiết. Ví dụ, bệnh Crohn (bệnh mãn tính gây viêm niêm mạc hệ thống tiêu hóa) đôi khi có thể khiến cơ thể bạn không nhận được đủ vitamin B12.

    Thuốc

    Một số loại thuốc có thể dẫn đến giảm lượng vitamin B12 trong cơ thể của bạn. Ví dụ, thuốc ức chế bơm proton (PPI), một loại thuốc đôi khi được dùng để điều trị chứng khó tiêu, có thể làm cho việc thiếu hụt vitamin B12 tồi tệ hơn. PPI ức chế sự sản xuất của axit dạ dày cần thiết để giải phóng vitamin B12 từ thức ăn.

    Bác sĩ sẽ chú ý đến các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nồng độ vitamin B12 của bạn, và sẽ theo dõi tình trạng bệnh của bạn nếu cần thiết.

    Thiếu hụt chức năng vitamin B12

    Một số người có thể trải nghiệm các vấn đề liên quan đến sự thiếu hụt vitamin B12, mặc dù có vẻ nồng độ vitamin B12 trong máu của họ là bình thường.

    Điều này có thể xảy ra do vấn đề gọi là thiếu hụt chức năng vitamin B12, nghĩa là các loại protein giúp vận chuyển vitamin B12 giữa các tế bào gặp một số vấn đề. Điều này dẫn đến các biến chứng thần kinh liên quan đến tủy sống.

    Để bổ sung vitamin B12 và phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12, bạn nên gặp bác sĩ để chẩn đoán tìm ra nguyên nhân chính xác và hướng dẫn bạn bổ sung hợp lý nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Thương Trần · Ngày cập nhật: 13/12/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo