backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Chất kích thích liên quan đến rối loạn cương dương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Mỹ Hằng · Ngày cập nhật: 03/07/2020

    Chất kích thích liên quan đến rối loạn cương dương

    Rối loạn cương dương là chứng rối loạn thường gặp ở nam giới. Tuy nhiên, đây là một vấn đề nhạy cảm nên ít người thường nhắc đến.

    Rối loạn cương dương là tổ hợp hội chứng những bệnh về sinh lý nam giới như: yếu sinh lý, xuất tinh sớm, thiếu cảm giác hưng phấn hay một số triệu chứng về suy giảm nội tiết tố của phái nam. Trong đó, bất lực là tình trạng dương vật ở nam giới không thể cương cứng và duy trì sức cương cứng trong việc đáp ứng nhu cầu tình dục. Đây không phải là tình trạng quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bất kỳ ai đang gặp phải tình trạng bất lực đều cảm thấy căng thẳng, mất tự tin trong “chuyện ấy” của mình và bạn tình.

    Ngược lại, dương vật duy trì tình trạng cương cứng không cần thiết cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe, nhất là bệnh tim.

    Tác động của các chất kích thích đến rối loạn cương dương

    Rượu và các chất có chứa cồn

    Rượu là chất khiến hệ thần kinh rơi vào trạng thái ức chế và ngăn chặn các xung thần kinh truyền thông tin giữa não và các bộ phận khác trên cơ thể. Đây là lý do tại sao những người say rượu thường nói chuyện một cách mơ hồ, cảm xúc bùng phát không thể kiểm soát được và đi lại lảo đảo. Chỉ cần một lượng nhỏ rượu cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm cho não bộ phản xạ chậm hơn và suy nghĩ mơ hồ. Theo trung tâm Mayo Clinic, nam giới uống bất kỳ loại rượu nào với mức vừa phải (khoảng 1−2 ly mỗi ngày) có thể cải thiện tình trạng tim mạch. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu và lạm dụng rượu có thể gây ra viêm gan, cao huyết áp và tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh ung thư.

    Ngoài ra, rượu còn ảnh hưởng đến hoạt động tình dục. Nhiều người cho rằng rượu là một chất kích thích tình dục hiệu quả bởi nó đưa con người vào “trạng thái ham muốn”. Tuy nhiên, trên thực tế, rượu lại không phải là một chất kích thích có hiệu quả trong quá trình quan hệ tình dục. Khi cương cứng, dương vật sẽ tụ đầy máu. Sau đó, các mạch máu đóng lại, ngăn ngừa dòng chảy ngược lại để dương vật vẫn thẳng đứng. Việc lạm dụng rượu khi quan hệ tình dục làm cho các mạch máu trong dương vật giãn rộng, cho phép lưu lượng máu dồn vào nhiều hơn. Điều này cũng khiến cho các mạch máu không đóng lại được, kết quả là dương vật có thể thẳng đứng nhưng không giữ được lâu. Lạm dụng rượu trong thời gian dài sẽ gây tổn hại cho các mạch máu và tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, thậm chí là bệnh tim – các yếu tố góp phần gây ra rối loạn cương dương. Tuy nhiên, ở những người đàn ông khỏe mạnh, uống rượu ở mức vừa phải sẽ không gây rối loạn cương dương.

    Caffeine và mối liên hệ đến việc rối loạn cương dương

    Caffeine được tìm thấy trong các loại thức uống như cà phê, trà cũng như trong một số loại nước giải khát như nước tăng lực,… Trong đó, cà phê có chứa hàng trăm hợp chất tác động đến sức khỏe con người. Một bài báo được công bố trên “Tạp chí American College of Cardiology’ cho rằng việc tiêu thụ cà phê ở mức vừa phải có thể mang lại một số lợi ích nhất định cho sức khỏe, bao gồm cả bệnh tim, tiểu đường và đột tử.

    Ngoài ra, chất caffeine trong các loại thức uống trên cũng được cho là có tác động tốt đến các vấn đề về cương dương. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 4/2015, phân tích dữ liệu báo cáo từ hơn 3.700 người đàn ông dùng 2 đến 3 cốc cà phê hàng ngày đã chứng minh thói quen này có thể giảm nguy cơ gặp phải chứng rối loại cương dương.

    Nếu bạn quan tâm đến các vấn đề về rối loạn chức năng cương dương, đừng cảm thấy xấu hổ bởi vì đó là chuyện hết sức bình thường. Trong một số trường hợp, bạn phải cần đến thuốc hoặc các phương pháp điều trị trực tiếp khác. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ và lắng nghe lời khuyên từ họ bạn nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Mỹ Hằng · Ngày cập nhật: 03/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo