backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Quá trình chuyển giới diễn ra như thế nào?

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

    Quá trình chuyển giới diễn ra như thế nào?

    Để có thể sống thật với chính mình, những người muốn chuyển giới phải trải qua quá trình chuyển giới rất phức tạp.

    Phẫu thuật chuyển giới là một thủ thuật y tế giúp một người thay đổi một số đặc điểm thể chất nhất định thành những đặc điểm giới tính đối lập với giới tính họ được sinh ra. Cụ thể hơn, phẫu thuật chuyển giới là giai đoạn cuối của toàn bộ quá trình thay đổi giới tính của một người.

    Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân muốn thay đổi giới tính của họ sẽ phải trải qua ít nhất hai giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển giới: đánh giá sức khỏe tâm thần và liệu pháp hormone. Trong giai đoạn đầu tiên, bệnh nhân trước tiên phải nói chuyện với nhà tâm lý học hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để xác định họ có tình trạng bất an về giới tính. Sau đó, người cần chuyển giới phải trải qua giai đoạn thứ hai là liệu pháp hormone. Cuối cùng bệnh nhân có thể tùy chọn thực hiện phẫu thuật hay không. Theo thống kê, chỉ có 1/4 người chọn tiến hành phẫu thuật.

    Giai đoạn chuyển tiếp của quá trình chuyển giới

    Điều quan trọng là bạn cần nhận ra phẫu thuật chuyển giới chỉ là lựa chọn dành cho thiếu niên và người trẻ tuổi. Tuy nhiên, trước khi xem xét phẫu thuật, bạn có nhiều khả năng phải trải qua các giai đoạn tự khám phá, ảnh hưởng lớn đến những thay đổi trong quyết định của họ về vấn đề sau này. Nhiều người không muốn thay đổi hình dáng ban đầu, kể cả thực hiện liệu pháp hormone, họ chỉ muốn thể hiện tính cách thật sự của mình cho mọi người hiểu. Việc thể hiện tính cách thực của mình cực kỳ quan trọng cho sức khỏe tâm thần của các đối tượng chuyển giới, giúp người thân của họ hiểu và hỗ trợ phù hợp trong quá trình chuyển giới.

    Trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển giới, các đối tượng thường thay đổi ngoại hình của mình (ví dụ như kiểu tóc, quần áo, cách cư xử…). Một số người có thể thay đổi cách xưng hô. Những biểu hiện bên ngoài của các đối tượng này thường chỉ bắt đầu ở nhà.

    Trong điều kiện được hỗ trợ phù hợp, những người giới tính thứ 3 có thể cởi mở một cách công khai ở bên ngoài. Những thay đổi này hoàn toàn có thể đảo ngược và thường vô hại. Vì lý do đó, điều quan trọng là những người thân yêu, đặc biệt là cha mẹ, cho phép họ thể hiện bản thân nhiều nhất có thể. Cha mẹ nên thừa nhận những thay đổi này như là một phần phát triển của đối tượng chuyển giới.

    Khi đối tượng chuyển giới đến tuổi dậy thì, giống như các bạn cùng trang lứa, sẽ trải nghiệm những thay đổi dậy thì theo giới tính mà họ được sinh ra. Đây có thể không phải là một điều tốt cho đối tượng chuyển giới. Ở giai đoạn này, đặc biệt là ở độ tuổi 10 đối với bé gái và 11 tuổi đối với bé trai, bác sĩ có thể kê toa thuốc ức chế hormone để hạn chế bớt việc sản xuất các hormone sinh dục (ví dụ testosterone cho nam và estrogen đối với nữ). Nếu không có các kích thích tố này, cơ thể của người cần chuyển giới sẽ không trải qua bất kỳ thay đổi dậy thì. Điều này cho phép các đối tượng chuyển giới cân nhắc thêm nếu họ muốn tiếp tục theo đuổi các phương pháp điều trị khác (liệu pháp hormone và phẫu thuật chuyển giới).

    Thuốc chẹn hormone đã được thử nghiệm là an toàn. Những thuốc ức chế này chủ yếu được sử dụng trong trường hợp người có giới tính thứ 3 bắt đầu tuổi dậy thì quá sớm. Tuy nhiên, trẻ em dưới 18 tuổi vẫn cần sự đồng ý của cha mẹ trong việc sử dụng thuốc.

    Nếu đối tượng chuyển giới quyết định tiếp tục theo đuổi phương pháp điều trị, họ thực hiện liệu pháp hormone. Trong nhiều trường hợp ở người trẻ tuổi, các bác sĩ sẽ kê toa các kích thích tố với liều tăng dần để giúp bệnh nhân đạt được những thay đổi như lúc dậy thì. Những người chuyển giới thường phải tiếp tục uống hormone suốt đời. Điều quan trọng là bệnh nhân cần hiểu rõ liệu pháp hormone, mặc dù ít nghiêm trọng hơn phẫu thuật chuyển giới, vẫn là một phương pháp y tế, do đó có những rủi ro và các tác dụng phụ liên quan đến việc sử dụng liệu pháp này. Bệnh nhân nên thảo luận kỹ lưỡng những vấn đề này với bác sĩ trước khi lựa chọn theo đuổi liệu pháp hormone.

    Nhiều bệnh nhân có thể chọn không phẫu thuật chuyển đổi giới tính, nhất là sau khi họ đã thực hiện liệu pháp hormone. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể chọn thực hiện các ca phẫu thuật như cắt bỏ vú, phẫu thuật sinh dục và các thủ thuật khác làm thay đổi đặc điểm khuôn mặt, giọng nói và tóc. Phẫu thuật chuyển giới, giống như bất kỳ thủ thuật y tế nào khác, có liên quan đến các nguy cơ và tác dụng phụ khác nhau. Bệnh nhân đang cân nhắc các lựa chọn nên thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ trước khi tiến hành phẫu thuật.

    Tùy thuộc vào luật pháp và các quy định của cộng đồng nơi đối tượng chuyển giới sống, họ cũng có thể được yêu cầu thay đổi giấy tờ tùy thân theo sở thích của họ về tên và giới tính. Thay đổi thông tin không phải là một bước bắt buộc, mặc dù nó có thể mang lại nhiều lợi ích cho các đối tượng chuyển giới hòa nhập vào cuộc sống.

    Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

    Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


    Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo