backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Người phẫu thuật chuyển giới có sinh con được không?

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

    Người phẫu thuật chuyển giới có sinh con được không?

    Người phẫu thuật chuyển giới có sinh con được không? Thực tế, những người chuyển giới không trải qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính có thể sẽ không có bất kỳ vấn đề nào về khả năng sinh sản. Tuy nhiên, những người đã phẫu thuật có thể gặp khó khăn cho việc có con.

    Mong ước có con là một điều rất thiêng liêng đối với hầu hết phụ nữ. Đối với những người chuyển giới, niềm khao khát càng cháy bỏng và mãnh liệt hơn vì họ rất khó có thể mang thai. Họ luôn mang nỗi lo lắng trong người, không biết sau khi phẫu thuật chuyển giới có sinh con được không? Thực tế, một số phương pháp có thể giúp người chuyển giới. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định thực hiện các phương pháp này.

    Người chuyển giới: thách thức của việc mang thai

    Ở những người phẫu thuật chuyển giới từ nam sang nữ, bác sĩ sẽ tạo ra âm vật. Tuy nhiên, buồng trứng, tử cung và cổ tử cung không thể tạo ra bằng phẫu thuật được. Khoa học cấy ghép, tiên tiến như hiện nay, không đủ cho phép cấy ghép hệ thống sinh sản của phụ nữ.

    Tương tự như vậy, phẫu thuật chuyển giới từ nữ sang nam có thể tạo dương vật, bìu và thậm chí tinh hoàn hoàn hảo cho việc quan hệ tình dục, nhưng chúng không hoạt động như cơ quan sinh sản.

    May mắn thay, vẫn có nhiều cách để người chuyển giới có thể có con. Dưới đây là một số lựa chọn:

    Trước khi điều trị bằng hormone và/hoặc phẫu thuật

    Công nghệ bảo quản lạnh giúp nam giới chuyển giới có thể bảo quản trứng trước khi phẫu thuật. Quá trình này bắt đầu bằng cách tiêm kích thích tố giúp kích thích buồng trứng trong 10 đến 12 ngày, kết hợp với giám sát chặt chẽ bằng cách sử dụng siêu âm và nồng độ estrogen. Đến lúc lấy trứng, bệnh nhân sẽ được gây mê nhẹ. Bác sĩ sẽ lấy trứng ra qua âm đạo bằng một cây kim nhỏ. Thu hồi trứng được coi là một thủ thuật an toàn và thời gian phục hồi nhanh. Trứng lấy ra được đông lạnh ngay lập tức và duy trì bảo quản lạnh cho đến khi sẵn sàng sử dụng. Ứng cử viên lý tưởng là những người khoảng 30 tuổi. Tương tự, phụ nữ chuyển giới có thể chọn đóng băng tinh trùng của họ để sử dụng sau này, thông qua bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

    Sau liệu pháp hormone

    Khi bạn bắt đầu thực hiện liệu pháp hormone cho quá trình chuyển đổi, những nỗ lực sinh sản cần phải ngừng trong liệu pháp hormone. Ngừng điều trị bằng hormone có thể dẫn đến những thay đổi về thể chất và tinh thần gây rối loạn cho người chuyển giới. Những người này cần được chăm sóc sức khỏe tâm thần như là một phần của điều trị.

    Cho đến nay, ảnh hưởng của việc tiếp xúc lâu dài của hormone lên trứng và tinh trùng vẫn chưa được biết đến. Nếu bạn chọn cách này, nên biết về giới hạn của khoa học hiện tại.

    Theo các nghiên cứu, dù cho bạn có dùng liệu pháp hormone lâu dài, sau khi ngừng testosterone, kinh nguyệt sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc tiếp xúc với testosterone có thể có tác động đến chức năng buồng trứng.

    Đối với phụ nữ chuyển giới, việc tái sản xuất tinh trùng sau liệu pháp hormone có thể phức tạp hơn. Theo các nghiên cứu, sẽ mất vài tháng tinh trùng sản xuất trở lại. Đôi khi, bạn có thể không còn sản xuất tinh trùng được nữa.

    Các lựa chọn phi sinh học

    Người chuyển giới đã trải qua phẫu thuật chuyển giới hoặc không muốn ngừng điều trị hormone, sẽ có những lựa chọn khác, bao gồm trứng và tinh trùng từ những người hiến và người mang thai hộ.

    Nếu bạn là người chuyển giới và muốn có con, điều quan trọng là bạn phải nắm rõ thông tin về các phương pháp. Hỗ trợ sinh sản cho người chuyển giới vẫn là lĩnh vực mới, không có hướng dẫn thực hành chính thức. Vì vậy, an toàn nhất là bạn tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe chuyên môn về nội tiết sinh sản và/hoặc tiết niệu để có những rủi ro thấp nhất và kết quả tốt nhất.

    Hello Health Group không cung cấp tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

    Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


    Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo