backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Triệu chứng sốt ở trẻ: Bạn đừng xem thường!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thảo Lê · Ngày cập nhật: 04/01/2022

    Triệu chứng sốt ở trẻ: Bạn đừng xem thường!

    Triệu chứng sốt rất thường gặp ở trẻ em. Cơn sốt thường không có hại gì và thậm chí đó còn là biểu hiện tốt cho thấy cơ thể đang tích cực đấu tranh chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh.

    Nhưng khi trẻ thức giấc vào giữa đêm, da đỏ ửng, người nóng ran, toát mồ hôi thì bn li không khi lo lng và bối rối không biết phải làm gì. Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về triệu chứng sốt thường gặp ở trẻ nhỏ, bao gồm cả lưu ý về các trường hợp cần đưa trẻ đến bệnh viện gặp bác sĩ.

    Sốt là gì?

    Triệu chứng sốt xảy ra khi “bộ điều nhiệt” bên trong cơ thể làm tăng nhiệt độ cơ thể lên trên mức bình thường. Bộ điều chỉnh nhiệt này được tìm thấy trong một phần của bộ não được gọi là vùng dưới đồi. Vùng dưới đồi biết cơ thể bạn nên ở nhiệt độ nào (thường là khoảng 37°C) và sẽ gửi tin nhắn đến cơ thể bạn để giữ nguyên như vậy.

    Hầu hết nhiệt độ cơ thể của mọi người thay đổi trong ngày: thấp hơn một chút vào buổi sáng và cao hơn một chút vào buổi tối. Nhiệt độ cơ thể cũng có thể thay đổi khi trẻ chạy nhảy, chơi và tập thể dục.

    Tuy nhiên đôi khi vùng dưới đồi sẽ “tái lập” để nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn nhằm ứng phó với tình trạng nhiễm trùng, bệnh tật hoặc một số nguyên nhân khác. Tại sao lại như vậy? Các nhà nghiên cứu tin rằng tăng nhiệt là cách để cơ thể biến chính nó thành một môi trường không hề thoải mái đối với các loại vi trùng gây nhiễm trùng. Đó có thể xem như là một hình thức tự bảo vệ của cơ thể.

    Nguyên nhân gây ra triệu chứng sốt

    Chúng ta cần nhớ một điều quan trọng rằng bản thân sốt không phải là một căn bệnh, đó thường là dấu hiệu hoặc triệu chứng của một vấn đề khác.

    Một số nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng sốt:

    • Nhiễm trùng: Hầu hết các cơn sốt là do nhiễm trùng hoặc bệnh khác. Sốt giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách kích thích các cơ chế bảo vệ tự nhiên.
    • Bị ủ quá kỹ: Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh chưa đủ khả năng để tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể như trẻ lớn. Nếu ở trong môi trường quá nóng hoặc bị ủ quá kỹ thì trẻ có thể bị sốt. Nhưng ngay cả khi bạn ủ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ quá kỹ với khăn, với nhiều lớp quần áo và trẻ có triệu chứng sốt thì cũng đừng chủ quan. Cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra vì sốt cũng có khi là biểu hiện bên ngoài của tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng.
    • Chích ngừa: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đôi khi bị sốt nhẹ sau khi chủng ngừa.
    • Mọc răng: Dù mọc răng có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ nhưng có lẽ đó không phải là nguyên nhân nếu nhiệt độ của trẻ tăng cao hơn 37,8°C.

    Trẻ sốt mọc răng

    Bạn có thể quan tâm: “Sốt không rõ nguyễn nhân:Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị”

    Khi nào thì sốt là dấu hiệu của một vấn đề nào đó nghiêm trọng?

    Ở trẻ khỏe mạnh, không phải tất cả các cơn sốt đều cần được điều trị. Tuy nhiên, sốt cao có thể khiến trẻ khó chịu và làm cho các vấn đề (chẳng hạn như mất nước) trở nên tồi tệ hơn.

    Bác sĩ quyết định có nên làm hạ sốt hay không bằng cách xem xét cả nhiệt độ và tình trạng chung của trẻ.

    Nếu trẻ có nhiệt độ thấp hơn 38,9°C thì thường không cần dùng thuốc trừ khi trẻ thấy khó chịu và không thoải mái. Tuy nhiên, có một ngoại lệ: Nếu trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở xuống có nhiệt độ trực tràng (đo ở hậu môn) từ 38°C trở lên, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức. Chỉ một cơn sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ.

    Nếu con bạn từ 3 tháng đến 3 tuổi và bị sốt 39°C hoặc cao hơn, cần gọi điện hỏi bác sĩ để biết rằng có cần đưa bé đi bác sĩ hay không. Đối với trẻ lớn hơn thì hãy để ý hành vi và tần suất vận động của bé để biết những thay đổi trong hành vi, cử chỉ của bé là do bệnh vặt hay thực sự là trẻ gặp vấn đề nghiêm trọng hơn và cần gặp bác sĩ.

    Bệnh có thể không nghiêm trọng nếu con bạn:

    • Vẫn thích chơi
    • Ăn uống tốt
    • Tỉnh táo, lanh lợi và mỉm cười với bạn
    • Có màu da bình thường
    • Trông có vẻ tốt khi nhiệt độ của bé hạ xuốngsốt 3

    Đừng quá lo lắng khi một đứa trẻ bị sốt mà không muốn ăn. Điều này rất phổ biến với các trường hợp sốt do nhiễm trùng. Đối với trẻ vẫn uống nước và đi tiểu bình thường thì miễn trẻ không ăn nhiều như thường lệ là được.

    Làm sao để nhận biết trẻ có bị sốt hay không?

    Một nụ hôn nhẹ lên trán hoặc một bàn tay đặt nhẹ lên da thường đủ để cho bạn một gợi ý rằng con bạn bị sốt. Tuy nhiên, phương pháp lấy nhiệt độ này (gọi là nhiệt độ xúc giác) sẽ không cho phép đo chính xác.

    Sử dụng một nhiệt kế kỹ thuật số đáng tin cậy để nhận biết cơn sốt. Trẻ bị sốt khi nhiệt độ từ những mức sau trở lên:

    • Nhiệt độ đo ở miệng: 37,8°C
    • Nhiệt độ đo ở trực tràng (hậu môn): 38°C
    • Nhiệt độ đo ở dưới cánh tay (nách): 37,2°C

    Sốt cao không cho bạn biết nhiều về việc con bạn bị bệnh như thế nào. Cảm lạnh đơn giản hoặc nhiễm virus khác đôi khi có thể gây sốt khá cao (trong khoảng 38,9°C-40°C), nhưng điều này thường không có nghĩa là có vấn đề nghiêm trọng. Trên thực tế, tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, có thể không gây ra triệu chứng sốt hoặc thậm chí trẻ có nhiệt độ cơ thể thấp (dưới 36,1°C).

    Bởi vì sốt có thể tăng và giảm, trẻ có thể bị ớn lạnh khi nhiệt độ cơ thể bắt đầu tăng. Trẻ có thể đổ mồ hôi để giải phóng thêm nhiệt lượng khi nhiệt độ bắt đầu giảm.

    Đôi khi trẻ bị sốt thở gấp hơn bình thường và có thể có nhịp tim nhanh hơn. Gọi cho bác sĩ nếu con bạn khó thở, thở gấp hơn bình thường hoặc vẫn thở gấp sau khi hạ sốt.

    Làm thế nào để giúp trẻ cảm thấy tốt hơn?

    Xin nhắc lại thêm lần nữa, rằng không phải tất cả các cơn sốt đều cần được điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, sốt chỉ nên được điều trị nếu nó gây khó chịu cho trẻ.

    Dưới đây là những cách để giảm bớt các triệu chứng thường đi kèm với sốt:

    Thuốc

    Dùng thuốc hạ sốt

    Nếu con bạn quấy khóc hoặc không thoải mái, bạn có thể cho dùng acetaminophen hoặc ibuprofen dựa trên các khuyến nghị về liều lượng dựa trên tuổi hoặc cân nặng của trẻ (trừ khi được bác sĩ chỉ định, đừng bao giờ cho trẻ uống aspirin do nó có liên quan đến hội chứng Reye, một bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong). Nếu bạn không biết liều khuyến cáo hoặc con bạn nhỏ hơn 2 tuổi, hãy gọi cho bác sĩ để được định liều phù hợp.

    Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi không nên dùng thuốc hạ sốt nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu con bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy hỏi bác sĩ xem loại thuốc gì sẽ phù hợp nhất với trẻ. Hãy nhớ rằng có thể dùng thuốc để hạ sốt, nhưng đó chỉ là biện pháp để giảm bớt các triệu chứng nhằm giúp trẻ dễ chịu hơn chứ không trị được bệnh từ gốc. Chính loại bệnh mà trẻ mắc phải mới là căn nguyên gây sốt.

    Bạn có thể quan tâm: “Thuốc hạ sốt và những điều bạn cần biết”

    Các biện pháp áp dụng tại nhà

    Cho trẻ mặc quần áo mỏng, đắp một miếng vải hoặc chăn nhẹ. Ủ quá kín với quần áo và chăn dày sẽ chỉ khiến nhiệt lượng quanh cơ thể trẻ tăng cao và làm cho triệu chứng sốt trở nên trầm trọng hơn.

    Đảm bảo nhiệt độ phòng của trẻ ở mức thoải mái, không quá lạnh hay quá nóng.

    Nhiều bậc cha mẹ cho trẻ tắm với miếng bọt biển để hạ sốt nhưng đây chỉ là biện pháp tạm thời. Trên thực tế, trẻ có thể thấy khó chịu với phương pháp này. Không được dùng cồn xát lên da trẻ vì cách này có thể gây ngộ độc khi hấp thụ qua da, cũng đừng dùng túi nước đá hoặc tắm nước lạnh vì chúng gây cho trẻ những cơn ớn lạnh và làm tăng nhiệt độ cơ thể.

    Bạn có thể quan tâm: “Miếng dán hạ sốt có thực sự giúp trẻ hạ sốt?”

    Thức ăn và đồ uống

    Cung cấp nhiều chất lỏng cho trẻ để tránh mất nước vì khi sốt, trẻ bị mất nước nhanh hơn bình thường. Nước, súp, đá viên và gelatin có hương vị đều là những lựa chọn tốt. Tránh uống đồ uống có caffeine, bao gồm cả coca cola và trà, vì chúng có thể làm tăng tiểu, khiến tình trạng mất nước tồi tệ hơn.

    Nếu con bạn cũng bị nôn mửa hoặc bị tiêu chảy, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên mua các gói bổ sung nước và điện giải cho trẻ em bán ở các nhà thuốc và siêu thị hay không. Đừng cho trẻ uống những thứ nước bổ sung nước và điện giải loại cho người lớn, người hay chơi thể thao. Chúng không được làm cho đối tượng trẻ nhỏ và lượng đường bổ sung trong các loại nước này có thể làm cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Ngoài ra, hạn chế cho con bạn ăn trái cây, uống nước ép táo…

    Nói chung, hãy để trẻ ăn những gì chúng muốn (với số lượng hợp lý), nhưng đừng ép buộc nếu chúng không thích.

    • Hãy cứ thoải mái.
    • Đảm bảo rằng con bạn được nghỉ ngơi nhiều. Không nhất thiết phải bắt trẻ nằm trên giường cả ngày, nhưng chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng.
    • Tốt nhất là giữ trẻ nằm trên giường và chăm sóc trẻ. Hầu hết các bác sĩ đều cảm thấy an toàn khi nhiệt độ trở về như bình thường trong vòng 24 giờ.

    Khi nào thì cần gọi bác sĩ?

    Tùy vào độ tuổi, căn bệnh của trẻ và những triệu chứng khác đi kèm với sốt cũng như nhiệt độ sốt mà chúng ta đưa ra quyết định liên hệ với bác sĩ.

    Hãy gọi cho bác sĩ khi thấy những dấu hiệu sau đây

    • Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi với nhiệt độ trực tràng (đo ở hậu môn) từ 38°C trở lên
    • Trẻ lớn hơn với nhiệt độ cao hơn 39°C
    • Cần gọi nếu một đứa trẻ lớn hơn bị sốt dưới 39°C nhưng đồng thời cũng:
      • Không chịu nạp thêm chất lỏng
      • Bị tiêu chảy kéo dài hoặc nôn mửa nhiều lần
      • Có bất kỳ dấu hiệu mất nước (đi tiểu ít hơn bình thường, không chảy nước mắt khi khóc, thiếu tỉnh táo, không còn lanh lợi và ít hoạt động hơn bình thường)
      • Phàn nàn kêu than (như đau họng hoặc đau tai)
      • Vẫn bị sốt sau 24 giờ (ở trẻ dưới 2 tuổi) hoặc 72 giờ (ở trẻ 2 tuổi trở lên)
      • Vẫn bị sốt rất nhiều, ngay cả khi các cơn sốt chỉ kéo dài vài giờ mỗi đêm
      • Có vấn đề sức khỏe mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim, ung thư, lupus hoặc bệnh hồng cầu hình liềm
      • Bị phát ban
      • Bị đau rát khi đi tiểu

    Đưa trẻ đi cấp cứu nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

    • Khóc dai dẳng không dứt
    • Cực kỳ khó chịu hoặc quấy khóc
    • Uể oải và khó thức dậy
    • Một vết mẩn đỏ hoặc tím trông giống như vết bầm trên da (không có ở đó trước khi con bạn bị bệnh)
    • Môi xanh, lưỡi hoặc móng tay
    • Thóp trên đầu trẻ sơ sinh trên đầu dường như bị phồng lên hoặc lõm xuống
    • Bị cứng cổ
    • Đau đầu dữ dội
    • Dáng đi yếu ớt, liêu xiêu hoặc không chịu di chuyển
    • Khó thở mà không đỡ hơn khi đã được thông mũi
    • Chúi nhủi về phía trước và chảy nước dãi
    • Co giật
    • Đau bụng vừa đến đau nặngTrẻ đau bụng

    Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ dặn trước về những lúc cần gọi điện liên lạc. Khi đến những lúc như vậy, hãy gọi trực tiếp cho bác sĩ, đừng chần chừ.

    Bạn cần biết thêm điều gì khác nữa?

    Dù ít hay nhiều thì tất cả trẻ em đều từng trải qua triệu chứng sốt và trong hầu hết các trường hợp thì chúng sẽ khỏe lại như bình thường sau vài ngày. Đối với em bé và trẻ lớn, việc chú ý theo dõi hành động của trẻ có thể quan trọng hơn việc đọc nhiệt độ trên nhiệt kế. Mọi người đều hơi cáu kỉnh khi bị sốt. Điều này là bình thường.

    Nếu bạn băn khoăn không biết con mình bị sốt có nghiêm trọng không, hay chưa chắc chắc về những việc cần làm, hoặc nếu bạn thấy con mình có biểu hiện bệnh đáng lo thì hãy luôn nhớ gọi cho bác sĩ để được tư vấn.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Thảo Lê · Ngày cập nhật: 04/01/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo