backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu

Xuất huyết ở trẻ sơ sinh: Mọi điều mẹ cần biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ngọc Trâm · Ngày cập nhật: 22/02/2021

    Xuất huyết ở trẻ sơ sinh: Mọi điều mẹ cần biết

    Xuất huyết ở trẻ sơ sinh là một tình trạng nguy hiểm, thường gặp nhất là xuất huyết dưới da, xuất huyết não, màng não… Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết rõ hơn các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị tình trạng này ở trẻ.

    Xuất huyết là hiện tượng chảy nhiều máu, ở trẻ sơ sinh  thường gặp là tình trạng xuất huyết dưới da, xuất huyết não, màng não… Nguyên nhân là do hệ miễn dịch cũng như chức năng đông máu của trẻ sơ sinh vẫn còn rất kém. Do đó, hiện tượng xuất huyết dưới da rất nguy hiểm đối với trẻ, thậm chí có thể gây tử vong.

    Xuất huyết ở trẻ sơ sinh là gì?

    1. Xuất huyết là gì?

    Xuất huyết (chảy máu) là tình trạng máu, bao gồm đủ 2 thành phần: huyết tương và thành phần hữu hình thoát ra khỏi hệ thống tuần hoàn. Tùy theo tính chất, mức độ và vị trí mà có tên gọi khác nhau, như: Xuất huyết não, xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày

    Xuất huyết xảy ra khi bị chấn thương hay do các bệnh lý. Xuất huyết do bệnh lý là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác nhau như: Sốt xuất huyết, xuất huyết dạ dày, bệnh trĩ…

    Xuất huyết dưới da ở trẻ sơ sinh là đặc trưng của chứng xuất huyết. Đây là hiện tượng máu thoát ra khỏi các mao mạch tạo thành các đốm nhỏ màu đỏ nâu dưới bề mặt da. Xuất huyết là dấu hiệu để chuẩn đoán rất nhiều bệnh khác nhau.

    2. Xuất huyết ở trẻ sơ sinh là gì?

    Đây là tình trạng xuất huyết hiếm gặp, có thể xảy ra sau khi sinh và tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng trẻ. Xuất huyết ở trẻ sơ sinh được phân loại theo thời gian mà các triệu chứng xuất hiện:

  • Giai đoạn khởi phát sớm: Xuất huyết xảy ra trong vòng 24 giờ sau sinh
  • Giai đoạn khởi phát thứ phát: Xuất huyết xảy ra trong vòng 2 – 7 ngày sau sinh
  • Giai đoạn khởi phát muộn: Tình trạng xuất huyết xảy ra trong vòng 2 tuần – 6 tháng.
  • Hiện nay, Bộ Y tế đã cho thực hiện việc cung cấp vitamin K cho trẻ ngay sau khi sinh nhằm bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ xuất huyết não, màng não do thiếu vitamin K. Việc cung cấp vitamin K cho trẻ sơ sinh được thực hiện theo hai hình thức: uống hoặc tiêm.

    Nguyên nhân gây xuất huyết ở trẻ sơ sinh

    Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng xuất huyết ở trẻ là do thiếu vitamin K. Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Một số loại vi khuẩn sống trong ruột và đại tràng (hệ đường ruột) cũng cung cấp một lượng vitamin này cho cơ thể trẻ. Vitamin K còn được tìm thấy nhiều trong các loại rau xanh.

    Có một số lý do giải thích tại sao trẻ sơ sinh lại dễ bị thiếu hụt vitamin K. Thứ nhất, chỉ có một lượng nhỏ vitamin K được truyền qua nhau thai trong thai kỳ. Thứ hai, sữa mẹ chỉ chứa một lượng nhỏ vitamin K. Bên cạnh đó, các lợi khuẩn trong hệ đường ruột (lợi khuẩn Lactobacillus) ở trẻ bú sữa mẹ cũng không thể tổng hợp được vitamin K.

    Các triệu chứng xuất huyết dễ nhận biết nhất

    Xuất huyết dưới da ở trẻ sơ sinh

    Nếu con bạn bị xuất huyết, bé có khả năng phát triển không bình thường trước khi xuất hiện xuất huyết nghiêm trọng. Những triệu chứng này bao gồm:

    • Có dấu hiệu chảy máu không đáng kể
    • Cân nặng thấp so với tuổi của bé
    • Ít tăng cân.

    Xuất huyết ở trẻ sơ sinh có nguy cơ xảy ra ở một hoặc nhiều khu vực bao gồm:

    • Gốc rốn, khu vực ẩm ướt nơi dây rốn được cắt
    • Màng nhầy ở mũi và miệng
    • Dương vật nếu bé được cắt bao quy đầu
    • Những nơi bị kim đâm khi tiêm chủng
    • Hệ tiêu hóa
    • Da.

    Nếu bé bị xuất huyết, đôi khi bạn sẽ thấy máu xuất hiện trong phân hay nước tiểu của bé. Ngoài ra, dấu hiệu xuất huyết còn biểu hiện qua các vết thâm tím hoặc khối u trên đầu. Nếu khối u ngày càng lớn, có khả năng đây là dấu hiệu của chứng u máu đầu. Tình trạng u máu lành tính có thể hết sau một thời gian. Tuy nhiên, các khối u máu cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng xuất huyết nội sọ. Đây là tình trạng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Do đó nếu có nghi ngờ, bạn hãy đưa trẻ đi khám ngay.

    Các yếu tố nguy cơ gây bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh

    Các yếu nguy cơ gây bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh tùy thuộc vào giai đoạn khởi phát bệnh

    1. Giai đoạn khởi phát sớm

    Xuất huyết ở trẻ sơ sinh xảy ra trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh được gọi là xuất huyết sơ sinh giai đoạn khởi phát sớm. Bé có nguy cơ phát bệnh nếu trong thai kỳ bạn có sử dụng một số loại thuốc nhất định trong khi mang thai. Các loại thuốc thường là:

    • Thuốc chống co giật gây trở ngại cho quá trình chuyển hóa vitamin K như: phenytoin, phenobarbital, caramezepine, primidone
    • Thuốc làm loãng máu như: warfarin (Coumadin), aspirin
    • Thuốc kháng sinh hạn như: cephalosporin
    • Thuốc chống lao như: rifampin, isoniazid.

    2. Giai đoạn khởi phát cơ bản

    Xuất huyết ở trẻ sơ sinh xảy ra trong tuần đầu tiên sau khi sinh, thường là ở những trẻ chưa được bổ sung vitamin K dự phòng khi sinh bằng đường uống hoặc tiêm. Nếu bú mẹ hoàn toàn và không được bổ sung vitamin K, bé có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các trẻ khác.

    3. Giai đoạn khởi phát muộn

    Xuất huyết ở trẻ sơ sinh xảy ra ở trẻ từ 2 tuần đến 6 tháng tuổi được gọi là xuất huyết ở giai đoạn khởi phát muộn. Bệnh này thường xảy ra ở những trẻ không được tiêm vitamin K. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

    • Hàm lượng vitamin K trong sữa mẹ thấp
    • Hẹp đường mật gây tắc mật
    • Xơ nang
    • Bệnh celiac
    • Tiêu chảy mãn tính
    • Viêm gan
    • Thiếu A1-antitrypsin có thể gây các bệnh liên quan đến bệnh phổi và gan.

    Chẩn đoán và điều trị xuất huyết ở trẻ sơ sinh

    chẩn đoán và điều trị bệnh cho trẻ

    Nếu nghi ngờ trẻ bị xuất huyết, các bác sĩ sẽ cho thực hiện các xét nghiệm đông máu và cho bé bổ sung vitamin K1. Nếu điều này ngăn chặn được tình trạng xuất huyết, bác sĩ sẽ xác nhận nguyên nhân xuất huyết là do thiếu hụt vitamin K.

    Nếu con bạn được chẩn đoán chảy máu do thiếu vitamin K, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể, bao gồm truyền máu nếu xuất huyết xảy ra ở mức độ rất nặng.

    Việc điều trị sẽ đạt kết quả tốt cho trẻ sơ sinh có các triệu chứng khởi phát sớm hoặc các triệu chứng khởi phát cơ bản. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu do thiếu vitamin K nếu được phát hiện muộn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến nguy cơ chảy máu trong sọ cao, gây ra tổn thương não hoặc tử vong.

    Nếu cho bé bú sữa mẹ, bạn nên tham khảo bác sĩ về các bước giúp bé hấp thu đủ vitamin K. Ngoài ra, việc bổ sung vitamin K cho trẻ sơ sinh cũng là một biện pháp dự phòng giúp bé khỏi tình trạng xuất huyết do thiếu hụt vitamin K.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Ngọc Trâm · Ngày cập nhật: 22/02/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo