backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Những loại thuốc điều trị glôcôm, tăng nhãn áp thường dùng

Tham vấn y khoa: Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản · Nhãn khoa · Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản (JIEH)


Tác giả: Hà Vũ · Ngày cập nhật: 23/10/2023

    Những loại thuốc điều trị glôcôm, tăng nhãn áp thường dùng

    Glôcôm, còn gọi là bệnh thiên đầu thống/glaucoma/cườm nước, là bệnh lý ở mắt xảy ra khi lượng thủy dịch bị ứ đọng trong nhãn cầu, tăng áp lực bên trong mắt. Bệnh sẽ làm tổn hại đến các dây thần kinh thị giác và gây mất thị lực, thậm chí mù lòa. Ngay khi được chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị, trong đó chủ yếu là thuốc hạ nhãn áp.

    Có 4 hình thái glôcôm chính: glôcôm góc mở, glôcôm góc đóng, glôcôm bẩm sinh và glôcôm thứ phát. Trong đó, glôcôm góc mở là loại phổ biến nhất.

    Nếu bạn bị glôcôm, việc kiểm tra thường xuyên và tuân theo kế hoạch điều trị của bác sĩ sẽ giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa các vấn đề về thị lực. Trọng tâm của điều trị bệnh glôcôm là giảm áp lực trong mắt để bảo vệ dây thần kinh thị giác. Để làm được điều đó, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc hạ nhãn áp dạng nhỏ mắt hoặc uống.

    Thuốc điều trị tăng nhãn áp nhỏ mắt

    Loại thuốc này được sử dụng để giúp chất lỏng trong mắt bạn thoát ra ngoài tốt hơn. Trong một số trường hợp, chúng cũng có thể làm giảm lượng chất lỏng mà mắt bạn tạo ra.

    thuốc điều trị tăng nhãn áp

    Đây là một số loại thuốc nhỏ mắt điều trị tăng nhãn áp phổ biến:

    Chất tương tự Prostaglandin

    Những chất này làm tăng lượng chất lỏng đi ra khỏi mắt bạn, giúp giảm bớt áp lực bên trong mắt.

    Tác dụng phụ của thuốc thường là:

    • Thay đổi màu da mí mắt
    • Mờ tầm nhìn
    • Đỏ mắt
    • Ngứa mắt

    Một số loại thuốc phổ biến thuộc nhóm này là:

    Thuốc chẹn beta điều trị tăng nhãn áp

    Các loại thuốc hạ nhãn áp này thường được sử dụng thứ hai, có tác dụng làm giảm lượng chất lỏng mà mắt bạn tạo ra, từ đó giảm áp lực nội nhãn.

    Các tác dụng phụ của thuốc xảy ra khi thuốc đi vào đường toàn thân, bao gồm:

  • Huyết áp thấp
  • Khó thở
  • Nhịp tim chậm hơn
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Phiền muộn
  • Mệt mỏi
  • Có thể giảm thiểu tác dụng phụ bằng cách nhắm bắt sau khi nhỏ thuốc.

    Một số loại thuốc phổ biến thuộc nhóm này là:

    Các chất chủ vận alpha-adrenergic

    Tác dụng của thuốc điều trị tăng nhãn áp này là sự tổng hợp của hai nhóm thuốc trên. Chúng vừa giúp chất lỏng trong mắt chảy ra tốt hơn, vừa giảm lượng chất lỏng mà mắt bạn tạo ra.

    Tác dụng phụ thường thấy của thuốc là:

    • Gây ngứa mắt
    • Huyết áp cao
    • Mệt mỏi
    • Đau đầu
    • Buồn ngủ
    • Nhịp tim không đều
    • Khô miệng

    Một số loại thuốc phổ biến thuộc nhóm này là:

    • Apraclonidine
    • Brimonidine

    Các chất ức chế anhydrase carbonic

    Chúng làm giảm áp lực mắt theo cơ chế hạn chế việc sản xuất chất lỏng trong mắt của bạn.

    Các tác dụng phụ nếu có là:

    • Đau nhói và cay mắt
    • Vị đắng
    • Nhìn mờ

    Một số loại thuốc phổ biến thuộc nhóm này là:

    • Brinzolamide
    • Dorzolamide

    Thuốc ức chế Rho Kinase

    Chúng làm tăng lượng dịch được thoát ra ngoài mắt. Đây là thuốc điều trị tăng nhãn áp khá mới.

    Tác dụng phụ bao gồm:

    • Đỏ mắt
    • Châm chích
    • Loạn dưỡng giác mạc
    • Xuất hiện tia máu trên phần lòng trắng của mắt

    Hoạt chất của thuốc này là netarsudil.

    Thuốc điều trị glocom và tăng nhãn áp kết hợp

    Đôi khi bác sĩ sẽ đề nghị bạn sử dụng thuốc nhỏ mắt tăng nhãn áp được kết hợp từ hai hoạt chất thuộc hai nhóm khác nhau. Tác dụng phụ phụ thuộc vào việc thuốc bạn uống là thuốc gì.

    Một số cách kết hợp thuốc thường thấy là:

    Thuốc trị tăng nhãn áp dạng uống

    Uống thuốc điều trị tăng nhãn áp

    Dù rất ít khi được kê đơn nhưng nếu thuốc nhỏ mắt không đủ để giúp làm giảm áp lực trong mắt, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc đường uống này.

    Thông thường, nhóm thuốc này là những chất ức chế anhydrase carbonic. Chúng làm giảm áp lực nội nhãn bằng cách làm chậm quá trình sản xuất chất lỏng trong mắt bạn.

    Một số loại thuốc phổ biến thuộc nhóm này là:

    Bạn có thể gặp các tác dụng phụ như:

    • Mệt mỏi
    • Đau dạ dày
    • Giảm sút trí nhớ
    • Đi tiểu nhiều hơn
    • Đau nhói ở tay và chân

    Cho dù bác sĩ đề nghị bạn điều trị bằng thuốc hạ nhãn áp nhỏ mắt hay thuốc dạng uống, điều quan trọng là bạn phải nhỏ mắt và uống thuốc theo đúng chỉ định. Bởi vì bệnh glôcôm mạn tính ít khi gây ra triệu chứng cụ thể, nên bạn thường dễ dàng quên thuốc.

    Hãy nhớ rằng, thuốc điều trị tăng nhãn áp nhỏ mắt hoặc thuốc uống là chìa khóa để kiểm soát áp lực nội nhãn, cũng là chìa khóa giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng do tăng nhãn áp gây nên.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản

    Nhãn khoa · Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản (JIEH)


    Tác giả: Hà Vũ · Ngày cập nhật: 23/10/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo