backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Chế độ dinh dưỡng cần thiết khi điều trị HIV

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Trinh Nguyễn · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    Chế độ dinh dưỡng cần thiết khi điều trị HIV

    Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý trong quá trình điều trị HIV giúp bệnh nhân tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời đẩy lùi nguy cơ mắc các biến chứng do virus HIV gây ra.

    Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là việc làm cần thiết đối với những người bị nhiễm HIV, vì chúng đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch và khả năng chống nhiễm trùng. Ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn duy trì trọng lượng phù hợp và có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư và loãng xương.

    Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng khi nhiễm HIV

    Chế độ dinh dưỡng thích hợp để đảm bảo sức khỏe sẽ mang lại nhiều lợi ích. Nó có thể giúp cải thiện chất lượng sống bằng cách cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho nhu cầu của cơ thể. Thêm vào đó, nó giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bạn chống lại bệnh tật và còn giúp kiểm soát các biến chứng, hạn chế các tác dụng phụ của thuốc điều trị HIV.

    Bệnh nhân HIV nên ăn gì?

    Một chế độ ăn uống hợp lý là sự cân bằng giữa các dạng thức ăn sau:

    Tinh bột

    Bạn nên ăn thêm gạo nguyên vỏ, bánh mì, khoai mì, ngũ cốc, chuối xanh, hạt kê, bột ngô, khoai tây, mì sợi, gạo và khoai lang… vì các loại thực phẩm giàu tinh bột là nền tảng của chế độ ăn uống và chiếm khoảng một phần ba lượng thức ăn mỗi ngày. Chúng cung cấp carbohydrate để chuyển hóa thành năng lượng cũng như các khoáng chất, vitamin và chất xơ nuôi cơ thể.

    Chúng cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ. Bạn hãy cố gắng ăn tối thiểu năm khẩu phần trái cây hoặc rau mỗi ngày vì chúng có thể giúp ngăn ngừa ung thư và bệnh tim mạch. Trái cây và rau xanh chứa ít chất béo, do đó tăng tỷ lệ của chúng trong khẩu phần ăn sẽ hữu ích nếu bạn muốn giảm cân.

    Chất béo

    Các axit béo thiết yếu và các vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K) có trong dầu ăn. Bạn ăn các chất béo “no” như chất béo trong dầu cá, các loại hạt, quả bơ, dầu ô liu và dầu thực vật. Các chất béo ‘bão hòa’ có trong thịt, phô mai, bơ và nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng cholesterol, do đó chỉ nên ăn một lượng nhỏ.

    Sản phẩm từ sữa

    Sữa, phô mai và sữa chua sẽ cung cấp vitamin, khoáng chất và đặc biệt là canxi cho cơ thể. Một số thực phẩm từ sữa có nhiều chất béo “bão hòa”, vì vậy chỉ nên ăn một lượng nhỏ hoặc bạn có thể ăn các sản phẩm sữa, phô mai và sữa chua có hàm lượng chất béo thấp. Nếu bạn không thể dung nạp sữa đậu nành hoặc sữa yến mạch thì các loại rau lá xanh đậm, quả sung khô, mơ và các loại hạt cũng là nguồn cung cấp canxi tốt cho cơ thể.

    Thức ăn có nhiều chất béo và muối

    Không chỉ chất béo mà đường cũng chỉ nên chiếm một tỉ trọng nhỏ trong khẩu phần ăn của bạn. Quá nhiều mỡ hoặc đường sẽ dẫn đến tăng cân. Muối và thức ăn mặn có thể dẫn đến tăng huyết áp nên nếu ăn với số lượng lớn sẽ làm tăng khả năng bị đột quỵ hoặc mắc bệnh tim mạch. Người lớn và trẻ em trên mười tuổi nên ăn không quá 6g muối mỗi ngày, trẻ em nhỏ hơn thì lượng muối sẽ ít hơn nữa.

    Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn đối phó với HIV và cải thiện hệ miễn dịch của mình. Đừng quên kết hợp việc ăn uống với các chương trình tập thể dục để tối đa hóa hiệu quả của cả hai.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Trinh Nguyễn · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo