backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Đau bụng kinh niên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Mai Hồ · Ngày cập nhật: 30/10/2020

    Đau bụng kinh niên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Đau bụng kinh niên (hay còn gọi đau bụng mạn tính) là tình trạng cơn đau kéo dài hơn 3 tháng. Cơn đau thường xuất hiện và biến mất nhiều lần trong ngày.

    Đau bụng kinh niên thường xảy ra ở trẻ em trên 5 tuổi. Khoảng 10-15% trẻ em trong độ tuổi từ 5-16, đặc biệt là trẻ em từ 8-12 tuổi, dễ mắc phải tình trạng đau bụng kinh niên.

    Nguyên nhân gây đau bụng kinh niên

    Khoảng 2% người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ, bị đau bụng kinh niên.

    Ở trẻ em, những nguyên nhân phổ biến gây đau bụng bao gồm:

  • Hội chứng không dung nạp lactose
  • Táo bón
  • Trào ngược dạ dày thực quản.
  • Ở người trưởng thành, nguyên nhân phổ biến có thể kể đến:

    • Chứng khó tiêu do loét dạ dày (tác dụng ngoại ý từ việc sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm NSAIDs)
    • Đau dạ dày (do thói quen dùng thực phẩm chua cay, hay đồ uống có ga)
    • Rối loạn chức năng gan (chẳng hạn bệnh viêm gan)
    • Viêm túi mật
    • Viêm đường ruột (chẳng hạn hội chứng Crohn)

    Ở người trưởng thành, ung thư (như ung thư dạ dày, ung thư trực tràng hay ung thư cổ tử cung) ngày càng trở nên phổ biến. Chúng cũng được xem là nguyên nhân gây ra những cơn đau bụng dưới ở nhiều người.

    Dấu hiệu cảnh báo

    Những triệu chứng kết hợp với đau bụng kinh niên được coi là nguy hiểm có thể kể đến:

  • Sốt
  • Ăn không ngon và sụt cân
  • Cơn đau suốt đêm
  • Nôn, đi cầu hoặc tiểu ra máu
  • Thường xuyên nôn, ói và tiêu chảy
  • Vàng da
  • Điều trị đau bụng kinh niên

    Phương  pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau ở người bệnh. Chẳng hạn, với những người mắc hội chứng không dung nạp lactose, một chế độ dinh dưỡng không chứa đường lactose, nghĩa là không có sữa hay các sản phẩm bơ sữa khác, sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

    Nếu bạn bị táo bón, việc bổ sung nhiều chất xơ trong bữa ăn hay dùng thuốc nhuận tràng sẽ giúp bạn giảm thiểu cơn đau bụng gây ra.

    Tuy nhiên, nếu chưa biết chính xác nguyên nhân gây đau bụng, bạn cần thăm khám bác sĩ kịp thời để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị thích hợp.

    Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc giảm đau để giúp điều trị triệu chứng bệnh.

    Đôi khi, tình trạng căng thẳng, lo lắng cũng có khả năng dẫn đến các cơn đau bụng. Do đó, các liệu pháp thư giãn sẽ giúp ích cho bạn trong trường hợp này.

    Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng đau bụng kinh niên. Bạn cần quan sát những biểu hiện lạ trong cơ thể, đồng thời thăm khám bác sĩ kịp thời để đề phòng nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Mai Hồ · Ngày cập nhật: 30/10/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo