backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Đau cơ uống thuốc gì? 7 thuốc giảm đau cơ bạn cần biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Yến Nhi · Ngày cập nhật: 03/06/2022

    Đau cơ uống thuốc gì? 7 thuốc giảm đau cơ bạn cần biết

    Chứng đau cơ của bạn có thể do chấn thương, vận động quá mức hay do những rối loạn trong hệ cơ xương khớp. Thay đổi chế độ ăn và lối sống kết hợp với điều trị bằng thuốc giảm đau cơ sẽ giúp cho quá trình điều trị đau cơ mang lại hiệu quả cao hơn. Thế nhưng, đau cơ uống thuốc gì?

    Dựa vào nguyên nhân và độ nặng của cơn đau, bác sĩ sẽ kê cho bạn một hay nhiều loại thuốc giảm đau thuộc những loại thuốc sau:

    • Paracetamol
    • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)
    • Thuốc giãn cơ
    • Thuốc giảm đau opioid
    • Corticosteroid
    • Thuốc chống co giật, hay còn gọi là thuốc chống động kinh hay thuốc an thần.

    Những thuốc này có thể uống hay tiêm tùy theo chỉ định của bác sĩ.

    1. Paracetamol

    Đau cơ uống thuốc gì? Bạn có thể dùng paracetamol, đây là loại thuốc có thể giúp giảm đau cơ nhưng chỉ có hiệu quả khi dùng để chữa những cơn đau nhẹ như đau đầu. Bởi paracetamol hoạt động chủ yếu trong một số vùng của não và hệ thần kinh trung ương trong khi những thuốc giảm đau khác hoạt động ở cả hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Đây cũng là lý do paracetamol khá hiệu quả trong việc hạ sốt.

    2. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

    Như paracetamol, NSAIDs có thể giảm đau và hạ sốt nhưng cơ chế hoạt động có khác biệt đôi chút. NSAIDs làm bất hoạt quá trình sản xuất prostaglandin, chất phản ứng lại với những cơn đau và sốt của hệ miễn dịch, cụ thể là khóa men cyclooxyenase (COX-1 và COX-2). Những thuốc thường gặp bao gồm ibuprofen, diclofenac và naproxen.

    Sử dụng NSAIDs có thể làm tăng nguy cơ đau tim hay đột quỵ và khiến cho chứng ợ chua và các vết loét trở nặng hơn. Các bệnh nhân bị loét hoặc các vấn đề về tim nên cẩn thận khi dùng NSAIDs. Bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn chi tiết trước khi sử dụng.

    Thuốc ức chế chọn lọc COX-2

    Đây là một loại NSAIDs mới, hoạt động tương tự như NSAIDs nhưng không khóa men COX-1, là nguyên nhân chính của các vấn đề dạ dày. Những thuốc này tốt cho bệnh nhân có dạ dày nhạy cảm hay mọi người thường nói là bị “bụng yếu”. Thuốc ức chế chọn lọc COX-2 thường dùng để điều trị các tình trạng như viêm khớp và các chứng rối loạn về khớp. Một vài loại thuốc phổ biến gồm có celecoxib (Celebrex ®) và etoricoxib (Arcoxia®).

    3. Corticosteroid

    Corticosteroid là một thuốc kháng viêm cực mạnh nhưng chỉ nên dùng ngắn hạn (trong vòng một hay hai tuần). Các bác sĩ thường kê corticosteroid theo liều dùng giảm dần. Nghĩa là lúc đầu bạn sẽ dùng liều cao và giảm từ từ trong 5-6 ngày hay giảm dần theo chỉ dẫn của bác sĩ.

    Thuốc trị đau cơ corticosteroid có thể gây vài tác dụng phụ như tăng cân, đau bụng, đau đầu, thay đổi cảm xúc và khó ngủ. Thuốc cũng gây suy yếu hệ miễn dịch và làm mỏng xương. Bạn nên tránh sử dụng thuốc lâu dài để có thể giảm thiểu những tác dụng phụ này.

    4. Thuốc giãn cơ

    Bị giãn cơ uống thuốc gì? Thuốc giãn cơ thường được sử dụng kết hợp với các thuốc khác để điều trị đau lưng kèm co thắt cơ. Thuốc tác động lên não làm não điều khiển cơ thể thả lỏng cơ chứ không tác động trực tiếp lên cơ. Một vài loại thuốc giãn cơ thông dụng là baclofen, cyclobenzaprine (Flexeril®), carisoprodol (Soma ®) và eperisone (Myonal ®).

    5. Opioids

    Opioid là thuốc giảm đau loại mạnh hơn, thường dùng cho những cơn đau trầm trọng. Bạn phải có toa của bác sĩ khi mua thuốc này và cần theo dõi thường xuyên trong quá trình sử dụng thuốc. Opiods giúp khóa các thụ thể đau ở não và cũng gây tác động lên nhịp tim và nhịp thở. Một vài thuốc opioid thường gặp gồm có:

    Tác dụng phụ của opioid có thể bao gồm: buồn ngủ nhiều, buồn nôn, táo bón, ngứa, nhịp tim chậm và thở chậm. Nếu dùng opioid dài hạn cơ thể bạn sẽ bị lệ thuộc thuốc. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ để biết cách ngăn ngừa tình trạng này.

    6. Thuốc chống trầm cảm

    Thuốc chống trầm cảm thường được dùng để điều trị trầm cảm nhưng cũng có thể giảm đau thông qua việc thay đổi nồng độ các hoạt chất trong não, đặc biệt là serotonin và norepinephrine. Các chất này có tác động lên các thụ thể đau và thụ thể cảm xúc. Những bệnh nhân bị đau mạn tính có thể dùng thuốc này khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.

    Một vài thuốc chống trầm cảm phổ biến:

    • Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc (SSRIs): những thuốc này giúp làm tăng nồng độ serotonin. Bao gồm những thuốc như citalopram (Celexa®), fluoxetine (Prozac®), paroxetine (Paxil®), và sertraline (Zoloft®);
    • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCAs): thuốc này làm tăng nồng độ norepinephrine và serotonin: amitriptyline, desipramine (Norpramin®), doxepin (Silenor®), imipramine (Tofranil®), và nortriptyline (Pamelor®);
    • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs): venlafaxine (Effexor®) và duloxetine (Cymbalta®).

    Các loại thuốc chống trầm cảm thường gây cho bạn những tác dụng phụ như mờ mắt, táo bón, khó tiểu, khô miệng, mệt mỏi, buồn nôn và đau đầu.

    7. Thuốc chống co giật

    Thuốc chống co giật thường được dùng để giảm những cơn đau do thần kinh. Bệnh nhân có thể dùng thuốc an thần dài hạn. Nhìn chung, đa số bệnh nhân có phản ứng tốt với thuốc chống co giật. Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc bao gồm buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn. Một số thuốc thường gặp bao gồm gabapentin (Neurontin®), carbamazepine (Tegretol®) và pregabalin (Lyrica®).

    Không phải tất cả các loại thuốc trên đều thích hợp với bạn. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe cũng như diễn biến cơn đau của mình để tìm được thuốc giảm đau cơ phù hợp. Tuyệt đối không tự điều trị nếu bạn chưa hiểu hết về tình trạng của bản thân. Bạn hãy tìm hiểu lỹ lưỡng hoặc tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhé

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Yến Nhi · Ngày cập nhật: 03/06/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo