backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Chế độ ăn uống cho người bệnh vảy nến

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Cẩm Quyên · Ngày cập nhật: 28/08/2020

    Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Chế độ ăn uống cho người bệnh vảy nến

    Vảy nến là bệnh tự miễn gây ra các triệu chứng như da khô, ngứa và có vảy. Vì vảy nến liên quan đến hệ thống miễn dịch của người bệnh nên chế độ ăn uống ca h cũng ảnh hưởng rất nhiều. “Bệnh vảy nến kiêng ăn gì?”, “Chế độ ăn như thế nào là phù hợp cho người bệnh vảy nến?”, bài viết sau đây sẽ cho bn câu tr li.

    Vảy nến là bệnh mãn tính ảnh hưởng đến suốt cuộc đời của người bệnh. Mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng biến động tùy theo loại bệnh, người bệnh, thời gian và các yếu tố bên ngoài tác động. Điều trị vảy nến thường nhằm mục đích giảm sản xuất tế bào da, giảm thiểu sự bùng phát và các biến chứng. Một vài thay đổi trong lối sống của người bệnh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh vảy nến.

    Các nghiên cứu về tác động của việc thay đổi chế độ ăn uống đối với bệnh vảy nến đến nay vẫn chưa có kết luận rõ ràng. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ăn uống cũng giúp cải thiện phần nào tình trng bệnh.

    Chế độ ăn loại bỏ gluten, giàu calo và các loại thức phẩm kháng viêm là chế độ mà người bị bệnh vảy nến nên áp dụng. Sự kết hợp giữa y học với dinh dưỡng sẽ đem đến cho người bệnh nhng du hiu tích cc trong cuc chiến chống lại bệnh vảy nến.

    Ảnh hưởng của chế độ ăn uống đến bệnh vảy nến

    Giảm cân, giảm viêm và tăng tiêu thụ chất chống oxy hóa là những yếu tố làm giảm triệu chứng vảy nến khi thay đổi chế độ ăn uống.

    Sau đây là 7 yếu t ảnh hưởng đến người bệnh vảy nến:

    Giảm cân

    Giảm cân sẽ giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến

    Các nhà nghiên cứu đã liên kết bệnh vảy nến với các bệnh về rối loạn chuyển hóa, bao gồm bệnh béo phì và các chứng viêm. Họ phát hiện ra rằng cứ mỗi đơn vị chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng thì nguy cơ mắc các triệu chứng của vảy nến tăng lên 9%.

    Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giảm cân thông qua chế độ ăn kiêng sẽ giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến.

    Bệnh gluten và celiac

    Bệnh nhân vảy nến sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh celiac (hội chứng chuyển hóa gluten). Cơ thể của một người mắc bệnh celiac không thể dung nạp gluten, đây là loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen.

    Nếu người mắc bệnh celiac tiêu thụ thực phẩm có chứa gluten thì sẽ gặp các triệu chứng trên đường tiêu hóa, mệt mỏi, thiếu máu và nhiều triệu chứng khác.

    Trong một nghiên cứu vào năm 2015 có sự tham gia của 218 người mắc bệnh vảy nến và 264 người không bị bệnh vảy nến, thì có 4,1% những người mắc bệnh vảy nến mắc bệnh celiac và chỉ có 1% người không bị bệnh vảy nến mắc bệnh celiac.

    Đối với những người mắc bệnh celiac, việc cắt bỏ các thực phẩm có chứa gluten sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng của cả bệnh vảy nến và bệnh celiac.

    Các thực phẩm chứa gluten người bệnh cần tránh bao gồm:

    • Lúa mì và các sản phẩm làm từ lúa mì
    • Men bia
    • Bánh mì và đồ nướng
    • Các loại ngũ cốc khác
    • Thực phẩm chế biến sẵn
    • Bia

    Thực phẩm có tính kháng viêm

    Khi một người mắc hội chứng chuyển hóa và béo phì, họ cũng có khả năng bị viêm.

    Một phát hiện được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng đã chỉ ra rằng, chế độ ăn kiêng có chứa acid béo omega-3 giúp giảm các dấu hiệu viêm và cải thiện triệu chứng của vảy nến.

    Ví dụ về các loại thực phẩm có tác dụng kháng viêm là:

    • Cá hoặc dầu cá
    • Hoa quả và rau
    • Các loại hạt, đậu
    • Chất xơ

    Chất chống oxy hóa

    Một số chất dinh dưỡng trong thực phẩm có đặc tính chống oxy hóa. Chúng có nhiệm vụ ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình oxy hóa và ngăn sản xuất “các gốc tự do’ trong cơ thể.

    Các chất chống oxy hóa bao gồm vitamin A, E, C, các khoáng chất sắt, đồng, mangan, kẽm và selen. Chúng có mặt trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật bao gồm:

    • Hoa quả và rau
    • Các loại hạt
    • Gia vị như đinh hương, bạc hà và quế
    • Thảo mộc bao gồm kinh giới, húng tây và ngải cứu

    Vitamin D

    Vitamin D thường đến từ hai nguồn:

    • Một là thực phẩm, chẳng hạn như các sản phẩm từ sữa.
    • Hai là tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, vì cơ thể có thể tự tạo ra vitamin D để phản ứng với tia cực tím B (UVB).

    Việc tiếp xúc với một lượng nhỏ ánh nắng mặt trời mỗi ngày sẽ đem lại nhiu lợi ích cho những người bị bệnh vảy nến.

    Vitamin D có trong các loại thực phẩm như:

    • Cá và dầu cá
    • Sữa, sữa chua, phô mai
    • Trứng

    Thói quen sống lành mạnh

    Sống lành mạnh

    Nhiều bệnh nhân, sau khi cải thiện chế độ ăn uống của mình, cũng cảm thấy có động lực hơn để tập thể dục. Hoạt động thể chất giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng do vảy nến gây ra.

    Tp thể dục không chỉ giúp giảm cân, giảm tình trạng viêm, giảm triệu chứng vảy nến mà còn đem đến cho người bệnh tâm trạng thoải mái xua tan stress, trầm cảm do vảy nến gây ra.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm: Hóa giải cảm xúc lo âu vì mắc bệnh vẩy nến

    Bệnh vảy nến kiêng ăn gì và nên ăn gì?

    Với bệnh vảy nến, quan trọng nhất là phải tránh xa các thực phẩm gây viêm hay kích hoạt viêm. Viêm là phản ứng của hệ thống miễn dịch. Vì vậy khi viêm bùng phát, bệnh vảy nến cũng bùng phát theo.

    Sau đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống giúp giảm viêm, giảm cân và tăng cường hỗ trợ điều trị vảy nến:

    • Tránh đường: Lượng đường dư thừa trong chế độ ăn uống sẽ làm nặng thêm tình trạng viêm. Giảm hoặc cắt bỏ đường được xem là bước quan trọng đầu tiên trong việc điều trị vảy nến.
    • Uống nhiều nước: Nước giúp hydrat hóa cho mọi bộ phận của cơ thể, bao gồm cả da. Tiêu thụ đủ nước trong ngày giúp cải thiện kết cấu làn da của người bệnh.
    • Tránh thực phẩm gây kích ứng bệnh: Ghi nhận lại tất cả các thực phẩm mình đã tiêu thụ và tìm hiểu xem loại thực phẩm nào làm gia tăng bệnh vảy nến của bản thân là lời khuyên hàng đầu mà bác sĩ dành cho bệnh nhân vảy nến.
    • Loại bỏ chất béo chuyển hóa: Dầu hydro hóa là nguồn chất béo chuyển hóa phổ biến trong thực phẩm đóng gói và chiên rán. Tốt hơn hết là loại bỏ toàn bộ những thực phẩm này trong cuộc sống người bệnh vì chúng làm gia tăng tình trạng viêm. Có thể sử dụng dầu ô liu để thay thế các loại dầu khác khi chế biến.
    • Ăn nhiều cá chứa omega 3: Cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu… là những loại cá chứa vitamin D và chất béo omega-3 có lợi cho sức khỏe.
    • Chọn các thực phẩm kháng viêm: Rau củ, các loại quả như quả mâm xôi, quả việt quất, dâu tây, các loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó, hạt dẻ cười… đều có tác dụng chống viêm, giúp ích cho người bệnh vảy nến.
    • Tránh chất béo bão hòa: Rất nhiều nguồn thực phẩm tự nhiên chứa chất béo bão hòa. Tuy nhiên, nó chủ yếu tập trung trong các nguồn thực phẩm động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa, các loại đồ nướng hoặc chiên rán. Tránh chất béo bão hòa sẽ làm giảm tỷ lệ gặp biến chứng của vảy nến.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nhận biết dấu hiệu bệnh vảy nến và cách điều trị bệnh vảy nến hiện nay

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Cẩm Quyên · Ngày cập nhật: 28/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo