backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu

Xử lí vết thương bị nhiễm trùng đúng cách

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 17/01/2021

    Xử lí vết thương bị nhiễm trùng đúng cách

    Vết thương không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng. Vậy làm sao để xử lý vết thương đã nhiễm trùng và phòng tránh nhiễm trùng khi bị thương?

    Hầu hết các vết thương không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ bị nhiễm trùng trong vòng 24 tới 72 giờ kể từ khi bắt đầu bị thương. Vết thương nhiễm trùng được điều trị y tế kịp thời sẽ không để lại di chứng nguy hiểm nào, tuy nhiên, nó có thể để lại sẹo sau khi lành.

    Thế nào là vết thương bị nhiễm trùng?

    Vết thương bị nhiễm trùng

    Vết thương bị nhiễm trùng sẽ có dấu hiệu sưng đỏ, đau và có mủ. Vùng bị đỏ khoảng 2 tới 3mm quanh miệng vết thương và thậm chí có thể lan rộng.

    Đau cũng là cảm giác thông thường khi bị thương, nhưng hiện tượng đau và sưng cũng chỉ diễn ra đến ngày thứ hai sau khi bị thương và sau đó giảm dần. Nếu nhiễm trùng lan ra ngoài vết thương, sự xâm nhập của vi khuẩn sẽ theo kênh bạch huyết và tạo nên các vệt đỏ. Nếu nhiễm trùng lan vào máu và gây hiện tượng nhiễm trùng máu thì người bệnh sẽ bắt đầu bị sốt.

    Cách xử lý vết thương nhiễm trùng

    Xử lý vết thương nhiễm trùng

    Nếu vết thương bị nhiễm trùng nhẹ, hãy thấm hoặc chườm nước muối (pha theo công thức 2 muỗng cà phê muối hòa với một lít nước), sau đó lau khô vết thương. Thực hiện 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 phút. Tuy nhiên, nếu vết thương đã được khâu lại thì không được ngâm nước do sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

    Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu:

    • Vết thương gây đau đớn nhiều
    • Người bệnh bị sốt quá cao không rõ nguyên nhân
    • Xuất hiện vệt đỏ kéo dài ngay vết thương
    • Hiện tượng nhiễm trùng xảy ra trên bề mặt vết thương
    • Người bệnh có vẻ rất yếu ớt.

    Gọi cho bác sĩ trong vòng 24 giờ nếu:

    • Vết thương có mủ hoặc mủ chảy ra từ vết thương
    • Nốt mụn hình thành ngay chỗ kim khâu đi qua da
    • Vết thương nhiễm trùng trở nên đau đớn hơn dù đã qua 2 ngày

    Gọi cho bác sĩ nếu sau đó bạn thấy:

    • Vệt đỏ lan rộng
    • Bạn nghĩ tình trạng của con ngày càng nghiêm trọng
    • Con bạn xuất hiện những hiện tượng cần cấp cứu.

    Làm thế nào để tránh nhiễm trùng vết thương?

    Để phòng ngừa vết thương bị nhiễm trùng, bạn hãy rửa các vết thương trong vòng 10 phút sau khi bị thương bằng nước sạch và xà phòng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Ngâm vết thương trong nước ấm có pha xà phòng trong vòng 15 phút. Hãy thực hiện những bước trên ngay khi phát hiện bị thương bởi càng để lâu sẽ càng gây nguy hiểm. Sau khi làm sạch vết thương, hãy thoa thuốc mỡ kháng sinh.

    Bạn nên căn dặn trẻ không đụng vào những vết côn trùng cắn, ghẻ lở hoặc chỗ da bị dị ứng. Những trường hợp trẻ hôn lên vết thương cũng rất nguy hiểm bởi vết thương có thể sẽ bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn lan qua từ miệng.

    Vừa rồi là những lưu ý để bạn xử lý vết thương bị nhiễm trùng. Để tránh vết thương nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến biến chứng, bạn cần sát trùng vết thương càng sớm càng tốt, đồng thời đi khám bác sĩ ngay khi có các biểu hiện bất thường.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 17/01/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo