backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Uống collagen có tác dụng gì đối với làn da?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 27/10/2023

Uống collagen có tác dụng gì đối với làn da?

Ngày nay, với sự tiến bộ của nghiên cứu khoa học, người ta đã phát hiện ra nhiều tác dụng của collagen trong việc cải thiện sức khoẻ làn da. Vậy uống collagen có tác dụng gì đối với làn da nói riêng và sức khoẻ nói chung?

Cùng Hello Bacsi giải đáp câu hỏi uống collagen có tác dụng gì và cách bổ sung collagen cho cơ thể qua bài viết dưới đây!

Collagen có ở đâu trong cơ thể?

Collagen là loại protein có nhiều nhất, chiếm khoảng 30% tổng lượng protein trong cơ thể. Collagen là khối xây dựng chính của da, cơ, xương, gân và dây chằng cũng như các mô liên kết khác. Collagen cũng được tìm thấy trong các mạch máu và niêm mạc ruột.

Protein được tạo thành từ các axit amin. Các axit amin chính tạo nên collagen là proline, glycine và hydroxyproline. Các axit amin này nhóm lại với nhau để tạo thành các sợi protein theo cấu trúc xoắn ba. Cơ thể bạn cũng cần lượng vitamin C, kẽm, đồng và mangan thích hợp để tạo thành chuỗi xoắn ba.

Uống collagen có tác dụng gì cho da

Uống collagen có tác dụng gì?

Công dụng của collagen đối với làn da

Ở độ tuổi 20, cơ thể sẽ mất đi dần collagen với khoảng 1% lượng collagen trong cơ thể mỗi năm. Đến khi 40 tuổi, đặc biệt khi phụ nữ bước vào thời điểm mãn kinh, cơ thể sẽ bị hao hụt tới khoảng 50% lượng collagen trong da, dẫn đến da chảy xệ, thiếu săn chắc.

Ngoài ra, chưa kể tới các yếu tố khác còn tác động thúc đẩy quá trình giảm collagen nhanh hơn như:

  • Da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời
  • Thuốc lá, rượu bia
  • Căng thẳng
  • Yếu tố di truyền
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Các bệnh lý khác
  • Thức ăn nhanh, đồ ngọt
  • Lối sống thiếu lành mạnh: Thiếu ngủ, ít vận động.

Do vậy, bạn nên uống collagen từ sau 25 tuổi để collagen phát huy hiệu quả, ngăn ngừa lão hoá da từ sớm.

Uống collagen có tác dụng gì đối với làn da?

  • Trẻ hoá làn da: Ngăn ngừa vùng nếp nhăn xung quanh mắt và trên khuôn mặt, giúp da sáng khoẻ hơn.
  • Ngăn ngừa các vấn đề da sần cam đỏ.
tác dụng của collagen đối với da
Uống collagen có tác dụng gì đối với làn da? Trẻ hoá và ngăn ngừa nếp nhăn, sạm da

Tăng cường sức khoẻ xương khớp

Collagen là một phần quan trọng trong cấu trúc xương và sụn, đây là thành phần có khả năng làm chậm quá trình giòn xương, tăng sự đàn hồi và độ bền xương khớp ở người trung niên. Đối với những người gặp vấn đề viêm khớp gối, collagen có tác dụng giảm ma sát, giảm áp lực và mài mòn của các khớp, giúp duy trì sự linh hoạt của bộ phận này.

Bên cạnh đó, collagen có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo mô sụn bị tổn thương. Điều này có lợi cho những người mắc các vấn đề về xương và khớp, như viêm khớp dạng thấp hoặc thoái hóa khớp.

Tăng khối lượng cơ

Bổ sung collagen peptide cùng việc duy trì chế độ tập luyện và chế độ ăn uống lành mạnh sẽ kích thích làm tăng khối lượng và sức mạnh cơ bắp.

Cho mái tóc, móng tay chắc khoẻ hơn

Uống collagen có tác dụng gì cho phụ nữ? Ngoài việc collagen được ví như thần dược giúp chị em phụ nữ giữ làn da tươi trẻ, thành phần này còn hỗ trợ sức khoẻ mái tóc và móng tay, móng chân:

  • Kích thích tóc mọc chắc khoẻ, mọc dày hơn, giảm gãy rụng.
  • Móng tay giảm gãy, mọc dày và chắc khoẻ hơn.

Các loại sản phẩm collagen bổ sung hiện nay

1. Collagen dạng uống

Vậy viên uống collagen có tác dụng gì? Tác dụng của collagen dạng viên như loại collagen peptide hoặc collagen thủy phân sẽ hỗ trợ bạn nhận đủ lượng collagen cho cơ thể nếu việc bổ sung từ thực phẩm hàng ngày không đủ. 2 loại collagen sẽ bị phá vỡ hoặc bị thủy phân, đó là lý do tại sao nó được cho là được hấp thụ hiệu quả hơn so với nguồn collagen trong thực phẩm.

Bạn có thể tìm 4 loại sản phẩm bổ sung collagen: Dạng viên, dạng bột hoặc nước và dạng rau câu.

Cách sử dụng: Bạn thêm collagen dạng bột vào sinh tố, cà phê và súp rồi thưởng thức.

uống collagen có tác dụng gì

2. Collagen bôi ngoài da

Các loại kem và lotion bôi ngoài da cũng có thể chứa collagen, nhưng không hiệu quả bằng việc bổ sung collagen qua đường ăn uống.

Liều lượng collagen nên dùng

Nghiên cứu cho thấy bạn nên dùng 2,5 đến 15 gam collagen thủy phân mỗi ngày là an toàn. Liều lượng nhỏ hơn sẽ có lợi cho xương khớp và làn da, trong khi một lượng lớn hơn sẽ hỗ trợ tăng khối lượng cơ bắp của cơ thể.

Bổ sung collagen cho cơ thể bằng cách nào?

thực phẩm giàu collagen

Có thể thấy tác dụng của collagen là rất quan trọng đối với da, vậy làm thế nào để bổ sung collagen?

  • Da gà, da lợn và thịt bò

Collagen được tìm thấy trong các mô liên kết của động vật. Do đó, các thực phẩm như da gà, da heo, thịt bò và cá là nguồn cung cấp collagen dồi dào.

  • Nước hầm xương

Bên cạnh đó, thực phẩm có chứa gelatin, chẳng hạn như nước dùng xương, cũng cung cấp collagen. Gelatin là một chất protein có nguồn gốc từ collagen sau khi nó được nấu chín.

  • Thực phẩm giàu protein
  • Khi cơ thể tạo ra collagen, nó sẽ kết hợp các axit amin – chất dinh dưỡng từ các thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt gà, cá, đậu, trứng và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai.

    Vitamin C sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, vì thế bạn nên bổ sung các loại trái cây có múi cam, bưởi, ớt đỏ và xanh, cà chua, các loại rau xanh đậm như bông cải xanh, cải xoăn, cải Brussels.

    • Thực phẩm giàu kẽm và đồng

    Thịt, quả hạch, các loại ngũ cốc, đậu, hải sản,…

    Bên cạnh việc bổ sung collagen bằng thực phẩm chức năng hay từ thực phẩm, bạn có thể tìm hiểu điện di collagen để trẻ hoá da hiệu quả rõ rệt hơn trong thời gian ngắn hơn. Lưu ý một số đối tượng không nên uống collagen như phụ nữ mang thai và người mắc một số bệnh lý.

    Mặc dù bạn không thể tránh quá trình lão hóa nhưng bạn hoàn toàn có thể làm chậm quá trình này để lưu giữ làn da trẻ khoẻ bằng cách bổ sung thêm collagen từ nhiều nguồn khác nhau. Hy vọng thông tin trên đã giúp bạn giải đáp uống collagen có tác dụng gì, cũng như cách bổ sung collagen cho bạn luôn trẻ khoẻ hơn mỗi ngày.

    Bạn có thể quan tâm:

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 27/10/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo