backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Nguyên nhân dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn, lão hóa nhanh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thương Trần · Ngày cập nhật: 25/01/2022

    Nguyên nhân dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn, lão hóa nhanh

    Bạn nghĩ rằng việc sử dụng kem dưỡng là bước đơn giản nhất trong quy trình chăm sóc da vì chỉ cần “bơm” một lượng kem dưỡng vừa đủ và bôi lên mặt là xong. Thế nhưng tại sao trong 1 khoảng thời gian dài dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn ngày một trầm trọng?

    Từ việc chọn một sản phẩm không phù hợp với làn da, hay việc thoa kem dưỡng sai cách… tất cả đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da mỏng manh của bạn.

    Hãy cùng Hello Bacsi điểm qua 10 sai lầm mà bạn vô tình mắc phải khi thoa kem dưỡng để tránh việc làn da phải “biểu tình” và kêu cứu nhé!

    1. Bỏ qua bước kiểm tra khi mua kem dưỡng mới

    Khi vừa mua một loại kem dưỡng mới, nhiều người thường phấn khích sử dụng luôn mà bỏ qua bước kiểm tra sản phẩm kem dưỡng trên một vùng da nhỏ.

    Dendy Engelman, bác sĩ da liễu tại New York khuyên rằng bạn hãy nên thử sản phẩm trên một vùng da nhỏ ở cổ hoặc phía tay trong vòng một tuần trước khi thoa lên toàn bộ khuôn mặt. Ngoài việc đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với bạn, điều này còn giúp bạn nhận biết bạn có đang gặp tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông hay không, vốn được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến mụn.

    Và hãy kiểm tra sản phẩm thật kỹ để đảm bảo các thành phần có khả năng gây kích ứng như AHA/BHA, retinol… sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến làn da của bạn.

    dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn do không kiểm tra thành phần

    2. Dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn là do chọn sản phẩm không hợp với làn da

    Loại kem dưỡng tốt nhất không phải loại được nhiều người mua mà là loại phù hợp nhất với làn da của bạn. Chúng ta thường có suy nghĩ các sản phẩm dùng trực tiếp lên mặt thì càng đắt càng tốt, nhưng điều này lại không hoàn toàn đúng. 

    Hiệu quả của một sản phẩm đôi khi không chỉ nằm ở kết cấu, công dụng hay thương hiệu mà lại nằm ở chỗ nó có phù hợp với làn da của bạn hay không.

    Joshua Zeichner, giám đốc nghiên cứu mỹ phẩm và da liễu tại Bệnh viện Mount Sinai, cho biết: Hiện có rất nhiều sản phẩm kem dưỡng trên thị trường ở dạng gel hay kem… nên bạn cần biết da của mình thuộc loại nào, cần thành phần gì và xác định thành phần đó trong loại kem mà bạn sắp mua.

    Nếu bạn có da khô, hãy tìm kem dưỡng có chứa hyaluronic acidceramide. Những thành phần này sẽ tạo một hàng rào bảo vệ da, giúp cải thiện tình trạng bong tróc da, cũng như cung cấp đủ ẩm đủ nước cho làn da.

    Hay nếu bạn sở hữu làn da dầu thì kem dưỡng dạng kem và không chứa gốc dầu là một sự lựa chọn hoàn hảo.

    >>> Bạn có thể quan tâm: Top 7 kem dưỡng chứa ceramide phù hợp với hầu hết mọi loại da

    3. Không thoa kem dưỡng ẩm khi da đang bị mụn

    Mặt bị mụn có nên bôi kem dưỡng da? Nhiều cô nàng đang bị mụn thường bỏ qua bước thoa kem dưỡng ẩm vì nghĩ rằng việc làm này sẽ giúp làn da thông thoáng hơn, tuy nhiên điều này không hề đúng.

    Một trong những nguyên nhân chính gây nên mụn là sự tích tụ của dầu thừa, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó sinh ra vi khuẩn gây mụn.

    Và khi bạn không sử dụng kem dưỡng ẩm, làn da sẽ báo hiệu tình trạng thiếu ẩm bằng cách tiết nhiều dầu hơn. Điều này vô tình sẽ khiến tình trạng mụn của bạn trở nên dai dẳng hơn.

    Tuy nhiên vẫn có trường hợp dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn, vì trong thành phần sản phẩm có chứa cồn, dầu có kết cấu đặc, khiến làn da bị bí tắc lỗ chân lông. Thay vào đó, bạn nên chọn kem dưỡng có kết cấu dịu nhẹ, lành tính với các thành phần được chứng minh lâm sàng để ngăn ngừa mụn như adapalene, benzoyl peroxideaxit salicylic.

    4. Chỉ sử dụng dầu để dưỡng ẩm

    Mặc dù các loại dầu dưỡng ẩm và làm dịu làn da khô và bị kích ứng da khá hiệu quả, nhưng không có nghĩa là chúng có thể thay thế cho kem dưỡng ẩm tiêu chuẩn của bạn.

    dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn do chỉ sử dụng dầu

    “Kem dưỡng ẩm có chứa thành phần hút ẩm giúp hút phân tử nước vào trong da, trong khi dầu dưỡng chỉ có thể làm mềm bề mặt da mà thôi”, bác sĩ da liễu Lily Talakoub tại Mỹ cho biết. 

    Do đó, bác sĩ Lily khuyên rằng nếu bạn muốn dùng dầu để dưỡng da, hãy dùng nó cùng với kem dưỡng theo thứ tự kem trước và dầu dưỡng sau. Nếu dùng sai quy trình chăm sóc da thì có thể dẫn đến tình trạng dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn.

    5. Chỉ thoa kem dưỡng khi da khô

    Một sai lầm thường gặp phải là sau khi rửa mặt, bạn lau khô da rồi mới thoa kem dưỡng ẩm, khiến sản phẩm không thể phát huy hết tác dụng của nó. Vì kem có hiệu quả nhất là khi da vẫn còn ẩm, lúc này da sẽ hấp thụ tốt nhất độ ẩm và khóa ẩm trong thời gian dài.

    Thời điểm tốt nhất để bôi kem là khi bạn vừa rửa mặt xong. Khi đó da đang trong trạng thái ẩm sẽ tạo điều kiện để kem thẩm thấu vào trong tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tẩy da chết 1-2 tuần/lần để lấy đi lớp da già cỗi.

    6. Sử dụng kem dưỡng sai thứ tự

    dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn do không đúng thứ tự

    Để có được lợi ích tối đa từ những sản phẩm bạn sử dụng trong quy trình chăm sóc da, trước hết bạn phải dùng các sản phẩm này theo đúng theo trình tự.

    Để tránh việc dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn, bạn nên bắt đầu với những sản phẩm lỏng nhất, tiếp đến là các sản phẩm đặc hơn.

    Thứ tự thông thường sẽ là: tẩy trang – sữa rửa mặt – toner – serum – kem dưỡng – kem chống nắng (vào ban ngày).

    7. Tẩy da chết cho da khô thay vì phải dưỡng ẩm cho chúng

    Khi nhìn thấy một làn da xỉn màu, bong tróc, phản xạ đầu tiên của chúng ta là tìm cách lột và tẩy lớp da ấy đi, nhưng sự thật là làn da đang “kêu cứu” và rất cần được cấp ẩm đúng cách.

    Bác sĩ Zeichner giải thích: Nếu làn da của bạn đang bị bong tróc khá nhiều, thì điều đó có nghĩa da đang bị thiếu ẩm.

    Việc đầu tiên là hãy lắng nghe những gì làn da của bạn đang cần và lựa chọn một loại dưỡng ẩm phù hợp trong chu trình chăm sóc da để khôi phục và “hồi sinh” làn da mạnh khỏe.

    >>> Bạn có thể quan tâm: 4 sự thật về kem dưỡng trắng da bạn cần biết

    8. Thoa kem dưỡng mạnh tay

    Bạn nghĩ rằng việc thoa kem càng mạnh tay sẽ giúp kem thẩm thấu nhanh và tốt hơn?

    dùng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn do thoa kem mạnh tay

    Sự thật là kem dưỡng ẩm chỉ nên được massage mặt nhẹ nhàng lên da. Việc dùng tay tác động đến làn da sẽ làm tăng lưu thông máu, giúp hấp thụ các dưỡng chất được hiệu quả hơn.

    Bác sĩ Engelman cảnh báo: Việc chà xát quá mạnh trên da có thể làm phá vỡ hàng rào bảo vệ da, khiến da trở nên mẫn cảm hơn và có khả năng gây viêm da.

    9. Sử dụng kem dưỡng ban ngày vào ban đêm

    Vào ban đêm, làn da của bạn sẽ bước vào giai đoạn tái tạo và phục hồi các tế bào. Do đó để hỗ trợ quá trình này, bạn cần sử dụng những sản phẩm phù hợp với làn da.

    Loại kem vào ban đêm thường có các thành phần như peptide, retinol và có kết cấu đặc hơn, giúp làm dịu, nuôi dưỡng và tái tạo da. Thêm vào đó, ban đêm cũng là thời điểm mà độ ẩm trên làn da giảm mạnh, vì thế việc dưỡng da ban đêm với đúng loại kem là bước vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhiều bạn gái lại gặp vấn đề sử dụng kem dưỡng ẩm bị nổi mụn là do việc dùng sai loại sản phẩm, khiến da ngày càng bí bách.

    10. Quên bước làm sạch da trước khi thoa kem dưỡng

    Làm sạch da mặt được xem là một trong những bước quan trọng nhất, tạo tiền đề để cho các bước chăm sóc da sau này được thẩm thấu tốt hơn. Để sở hữu làn da căng bóng, sạch mịn, bạn cần phải biết cách rửa mặt chuẩn để làn da không bị khô căng, kết hợp tẩy tế bào chết từ 2-3 lần/ tuần. Sau khi làm sạch da mặt, bạn bắt đầu với các bước chăm sóc da tiếp theo và cuối cùng là thoa kem dưỡng ẩm, giúp khóa ẩm và nuôi dưỡng làn da mạnh khỏe.

    Trên đây là những nguyên nhân khiến làn da bạn ngày càng “xuống cấp” nếu sử dụng kem dưỡng ẩm sai cách. Xác định được nguyên nhân cốt lõi sẽ giúp bạn thay đổi cách dùng để cho da hấp thu được các dưỡng chất cần thiết một cách tối ưu.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Thương Trần · Ngày cập nhật: 25/01/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo