backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Cách chữa nám da cho mẹ bầu, khó hay dễ?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hà Thu · Ngày cập nhật: 04/01/2022

    Cách chữa nám da cho mẹ bầu, khó hay dễ?

    Nám da là tình trạng xuất hiện những vùng tối màu trên da, khoảng 50-75% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này. Vậy có cách chữa nám da ở mẹ bầu như thế nào để vừa an toàn vừa hiệu quả?

    Thông thường, ‘mặt nạ thai kỳ’ là thuật ngữ nói về tình trạng nám da hình thành trong thời kỳ mang thai của phụ nữ.

    Dấu hiệu của “mặt nạ thai kỳ” thường bắt đầu từ khoảng tháng thứ 3 trở đi với sự xuất hiện của các đốm, chấm, mảng hội tụ có màu nâu hoặc xám nâu, tập trung nhiều tại những vùng da thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời như gò má, sống mũi, trán, cằm, môi, thậm chí là tay hoặc cổ.

    Nguyên nhân gây nám trong thời kì mang thai

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi rối loạn trong các cơ quan như đường tiêu hóa, tĩnh mạch, thần kinh và gây nhiều lo lắng nhất là biến đổi về nội tiết để lại những hậu quả kéo dài trên làn da như: lỗ chân lông to, vùng da mặt nhờn, màu da xỉn, nám ở 2 bên má… (1)

    Những biến đổi nội tiết trong cơ thể gây nên rối loạn sắc tố da. Nguyên nhân khởi phát của nám da trong thai kỳ là do sự gia tăng đột biến của các yếu tố nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone.

    Mức độ của các nội tiết tố này tăng vọt cũng như lưu lượng máu tăng cao sẽ kích thích sự hình thành của các phân tử tyrosine và melanocytes (các tiền hắc sắc tố melanin) dẫn đến tăng sinh sản xuất các hắc sắc tố và biểu hiện thành đốm, mảng nám bên ngoài da.

    Những biểu hiện này phổ biến ở phụ nữ da màu hoặc những người gốc châu Á và châu Phi – những người đã có sẵn những sắc tố da. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể làm cho nám da trong thời kỳ mang thai tồi tệ hơn.

    Tuy nhiên, tình trạng này chỉ là tạm thời và thường biến mất sau khi sinh con hoặc sau thời kỳ cho con bú. Sạm da khi mang thai chỉ là một hiện tượng sinh lý thông thường và hoàn toàn có thể chữa trị nám khi mang bầu được nên chị em không cần phải quá lo lắng, ảnh hưởng tới sức khỏe.

    Tìm hiểu thêm: 5 vấn đề về da thường xảy ra trong và sau thai kỳ

    Một số biện pháp hạn chế sạm nám trong thời kì mang thai

    Mặc dù các triệu chứng da kể trên sẽ biến mất trong thai kỳ nhưng hầu như phụ nữ nào cũng không muốn nhìn thấy những vết nám ngày càng lan rộng và sậm màu trên làm da của mình. Chị em có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

    1. Bổ sung axit folic:

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt folate có thể liên quan đến sắc tố da. Vì vậy, chị em nên bổ sung đầy đủ lượng axit folic cho cơ thể rất tốt cho sức khỏe thai kỳ và chăm sóc da. Các loại rau xanh thẫm, ngũ cốc, bánh mì, cam, bơ,… chứa nhiều axit folic nên thường xuyên bổ sung trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

    2. Tránh ánh nắng mặt trời:

    "kem

    Tia UVA và UVB là những nguyên nhân chính kích thích sự hình thành các sắc tố melanin gây nám da. Do vậy, phụ nữ mang thai nên tránh ánh nắng mặt trời vào thời điểm gay gắt nhất của ngày là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều cũng như bảo vệ da bằng cách che chắn cho da và dùng kem chống nắng khi ra ngoài nắng. (2)

    Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao, ít nhất là 15 nhưng tốt nhất là trên 30 cho da mặt cả ngày và duy trì suốt cả tuần, ngay cả khi bạn không ra ngoài vì các tia có hại có thể thông qua các cửa sổ và gây hại cho làn da mẹ bầu.

    Nếu bắt buộc phải ra khỏi nhà thì các chị em nên nhớ che chắn cho làn da của mình bằng cách đeo kính râm, khẩu trang, đội mũ rộng vành và mặc áo chống nắng khi bạn ra khỏi nhà.

    3. Che phủ nám và tàn nhang:

    Nám da khiến cho nhiều phụ nữ cảm thấy tự ti trong giao tiếp. Nếu ngày mai bạn có cuộc hẹn quan trọng và muốn những vết nám da đó biến mất thì hãy tham khảo mẹo trang điểm để che nám và tàn nhang dưới đây.

    Bước trang điểm cơ bản đầu tiên giúp bạn che đi hoàn hảo vết nám và tàn nhang chính là tận dụng tối đa hiểu quả của kem nền. Bạn nên chọn kem nền có màu da giống với màu da của mình để tạo nên lớp trang điểm tự nhiên nhé!

    Để che đi hoàn hảo nám và tàn nhang, ngoài việc sử dụng kem nền, bạn nên dùng thêm kem che khuyết điểm. Bạn lấy một lượng nhỏ kem che khuyết điểm ra chiếc cọ rồi chấm lên vùng da có nám và tàn nhang, sau đó dùng tay dặm lại kem một lần nữa cho thật đều.

    Bạn nên lựa chọn kem che khuyết điểm có tone màu nhạt hơn tone màu của kem nền để làm sáng hơn vùng da cần che. Sử dụng kem nền và kem che khuyết điểm không gây mụn, không gây dị ứng và thiết kế dành riêng cho làn da nám.

    Nếu kem che khuyết điểm gây ra các vấn đề khác (nếu bạn có làn da nhờn hoặc nhạy cảm), chuyển sang sử dụng phấn trang điểm làm sáng các điểm nám – hầu hết các sản phẩm này đều có rất nhiều màu sắc cho tất cả các tông màu da.

    4. Sử dụng kem trị nám:

    Hầu hết các sản phẩm làm trắng da có chứa 2% hydroquinone, đồng thời một số loại cũng chứa cả kem chống nắng. Retin A (tretinoin) là một lựa chọn điều trị phổ biến. Tretinoin (retinoic acid) là một trong những dẫn xuất của vitamin A (hay còn gọi là retinoids) bôi ngoài da có tác dụng mạnh nhất, được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ (FDA) kiểm duyệt và đưa vào sử dụng từ năm 1971 dưới cái tên Retin-A.

    Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy đại đa số các loại kem trị nám cho bà bầu trên thị trường hiện này đều chứa ít nhiều thành phần lột tẩy da.

    Đặc biệt, với sản phẩm trôi nổi không kiểm soát tỉ lệ hóa chất độc hại càng cao. Do đó, khi tác động nên da sẽ gây những phản ứng khó lường, nhẹ thì bị kích ứng, nặng sẽ làm viêm da cơ địa, ung thư da ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Trong trường hợp đang mang thai còn ảnh hưởng tới em bé trong bụng mẹ.

    Do đó, bạn nên tránh dùng sản phẩm kem trị nám cho bà bầu khi chưa được sự chỉ định của chuyên gia và bác sĩ, đồng thời hãy chắc chắn rằng loại kem bạn sử dụng là an toàn cho em bé và không được liệt trong phân loại về nguy cơ dùng thuốc trong thai kỳ mức độ C của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ (FDA).

    Phương pháp điều trị nám da từ tự nhiên cho mẹ bầu

    1. Giấm rượu táo

    Được sử dụng rất phổ biến như một phương thức điều trị thần kỳ cho nhiều vấn đề về da và tóc khác nhau. Nó được sử dụng như một thành phần phổ biến trong mặt nạ tóc tự nhiên cho tóc bị xơ và hư hỏng cũng như là một trong những biện pháp khắc phục chức năng cho nám da.

    Các axit acetic trong giấm táo làm cho nó như một chất tẩy trắng tự nhiên giúp loại bỏ những đốm da và làm cho làn da sáng và mịn màng hơn. Ngoài ra, nó cũng loại bỏ các độc tố ra khỏi da. Bạn hãy bôi giấm táo vào chỗ da bị nám mỗi ngày một đến hai lần có thể giúp dần dần chữa sạm da.

    2. Nước chanh

    Khi nói đến việc cải thiện làn da một cách tự nhiên, không có biện pháp tốt bằng nước cốt chanh tươi. Nước chanh được xem là một biện pháp làm sáng da mạnh tự nhiên dễ dàng lột bỏ lớp bên ngoài bị hư hỏng của da, do đó loại bỏ các sắc tố nám.

    Bạn nên lấy nước cốt chanh và xoa nhẹ nhàng trong 2 phút trên tất cả các chỗ nám để trong 20 phút và sau đó rửa sạch với nước ấm. Bạn hãy lặp lại quá trình này 2 lần một ngày trong một vài tuần để thấy kết quả tuyệt vời.

    3. Cải ngựa

    Được sử dụng rộng rãi cho việc chăm sóc da tự nhiên vì khả năng của nó có thể làm giảm tất cả các loại nám da, nhược điểm và những vết sẹo. Phương thuốc này hoạt động bằng cách tẩy trắng da và làm sáng da. Cải ngựa giúp lột da bị hư hại và để lộ làn da khỏe mạnh.

    Bạn hãy bôi cải ngựa lên vùng da bị đổi màu và để trên da từ 10-15 phút trước khi rửa nó đi đúng với nước ấm có thể có hiệu quả cho mục đích này. Tuy nhiên, cải ngựa không được khuyến khích ăn hoặc sử dụng nó dưới hình thức cồn trong suốt thai kỳ để tránh xảy ra tác dụng phụ.

    4. Chiết xuất hạt bưởi

    Các vitamin C và chất chống oxy hóa trong chiết xuất hạt bưởi có thể giúp chống lại các vấn đề da nếu bôi thường xuyên. Tuy nhiên, tác dụng làm sáng da của chiết xuất hạt bưởi vẫn chưa có bằng chứng cụ thể.

    5. Tinh dầu

    Các loại tinh dầu khác nhau, chẳng hạn như tinh dầu cây trà và tinh dầu hoa oải hương, rất giàu vitamin và chất chống oxy hóa, rất có lợi điều trị cho các bệnh da khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn trước khi sử dụng bất kỳ các loại tinh dầu này để tránh được tác dụng phụ nghiêm trọng nào đó liên quan đến việc sử dụng các loại tinh dầu trong khi mang thai.

    6. Mặt nạ chuối

    mặt nạ chuối

    Bôi chuối tươi trên những vùng da bị ảnh hưởng, để lại trên da khoảng 15 phút trước khi rửa lại bằng nước lạnh có thể giúp làm giảm vết đen cho làn da của bạn tươi sáng và mịn màng hơn.

    7. Nha đam/Lô hội

    Gel lô hội là một thành phần phổ biến trong nhiều sản phẩm chăm sóc da và là một trong những biện pháp tự nhiên có lợi cho nám vì các tính chất dưỡng ẩm tuyệt vời của nó. Nha đam cũng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh ngoài da và nó là một chữa bệnh mạnh cho điều trị nấm ngoài da.

    Gel nha đam tinh khiết có chứa polysaccharides nhầy làm sáng những vết đốm đen do tiếp xúc với ánh nắng quá mức và nám đổi màu. Các đặc tính chống oxy hóa mạnh của gel nha đam giúp bảo vệ da khỏi những thiệt hại gây ra bởi stress oxy hóa. Thoa gel lô hội hoặc lô hội tươi trên các vị trí da bị đổi màu là một phương pháp chữa nám tự nhiên hữu ích.

    Phương pháp trị nám KHÔNG nên dùng cho phụ nữ mang thai

    • Mặt nạ hóa học: các loại hóa học là không an toàn để sử dụng trong thai kỳ vì chúng chứa các chất hóa học khác nhau mà có thể xâm nhập vào da để vào máu của bạn, cuối cùng đi vào trong cơ thể của bé. Axit alpha hydroxy (axit lactic và axit glycolic), axit salicylic và retinoid đều có khả năng gây hại;
    • Điều trị Laser: phương pháp này cũng không tốt cho cả mẹ và bé, vì chúng có thể gây kích ứng da, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai;
    • Thuốc kem và thuốc mỡ kê đơn: hầu hết các loại kem theo toa chứa 4% hydroquinone cùng với các thành phần khác là các tác nhân phenol chống tăng sắc tố da, axit retinoic (tretinoin), tác nhân tẩy trắng nonphenol, axit azelaic và axit kojic. Những sản phẩm này được khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ mang thai bởi tỷ lệ phần trăm cao của hydroquinone, cũng như các thành phần khác có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho em bé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Hà Thu · Ngày cập nhật: 04/01/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo