backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Ngộ độc aspirin

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 11/03/2020

    Ngộ độc aspirin

    Tìm hiểu chung

    Ngộ độc aspirin là gì?

    Aspirin còn có tên gọi khác là axit acetylsalicylic, là một loại thuốc giảm đau phổ biến. Ngộ độc aspirin xảy ra khi người bệnh dùng thuốc quá liều quy định.

    Triệu chứng

    Những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc aspirin là gì?

    Các triệu chứng sớm nhất của ngộ độc aspirin cấp tính có thể bao gồm ù tai và mất khả năng nghe. Các dấu hiệu và triệu chứng quan trọng hơn có thể bao gồm thở nhanh (giảm thông khí), nôn mửa, mất nước, sốt, nhìn đôi và ngất xỉu.

    Ngoài ra, các biểu hiện nghiêm trọng hơn của ngộ độc bao gồm buồn ngủ hoặc nhầm lẫn, hành vi kỳ quái, đi đứng không vững và hôn mê.

    Khi bị ngộ độc, hơi thở của người bệnh thường nhanh và sâu. Nôn mửa có thể xảy ra 3-8 giờ sau khi uống quá nhiều aspirin. Ngoài ra, tình trạng mất nước nghiêm trọng có thể xảy ra do giảm thông khí, nôn và sốt.

    Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

    Nếu bạn đang dùng aspirin và có triệu chứng ù tai, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được ngưng thuốc hoặc giảm liều.

    Đối với các triệu chứng sau đây, bạn cần phải đi cấp cứu ngay:

  • Kích động, sốt, co giật, té ngã, nhầm lẫn, hôn mê
  • Huyết áp thấp
  • Nhịp tim nhanh
  • Thở nhanh
  • Khò khè
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Chảy máu
  • Ảo giác
  • Buồn ngủ
  • Nguyên nhân

    Nguyên nhân ngộ độc aspirin là gì?

    Nguyên nguyên phổ biến nhất của ngộ độc aspirin là do dùng quá liều thuốc. Trên thị trường hiện nay, có hàng trăm loại thuốc, cả kê đơn và không kê đơn, có chứa aspirin hoặc các hoạt chất giống aspirin. Việc sử dụng quá nhiều thuốc với liều lượng lớn và trong thời gian dài có thể vô tình làm bạn ngộ độc aspirin. Điều này đặc biệt thường xảy ra ở người lớn tuổi phải sử dụng thuốc thường xuyên để kiểm soát bệnh.

    Chẩn đoán và điều trị

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán ngộ độc aspirin?

    Để chẩn đoán tình trạng ngộ độc, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và kiểm tra sức khỏe của bạn. Ngoài ra, bạn sẽ cần làm các xét nghiệm hình ảnh để biết các cơ quan trong cơ thể có bị tổn thương nhiều không.

    Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu để đo nồng độ aspirin trong máu. Sau đó, họ sẽ đưa ra phương pháp điều trị dựa vào liều lượng, thời gian và đối tượng sử dụng.

    Những phương pháp nào giúp điều trị ngộ độc aspirin?

    Để điều trị, các bác sĩ có thể tiến hành rửa dạ dày hoặc bơm các chất chứa trong dạ dày ra để cố gắng ngăn chặn cơ thể hấp thụ thêm aspirin. Đôi khi, họ cũng yêu cầu lọc máu để làm giảm lượng aspirin trong cơ thể. Các cách điều trị ngộ độc aspirin phổ biến như:

    • Than hoạt tính: Để ngăn chặn thuốc được hấp thụ nhiều hơn, bác sĩ có thể cho bạn dùng than hoạt tính để hấp thụ aspirin từ dạ dày. Sau đó, bạn sẽ được dùng thuốc nhuận tràng để nhanh chóng thải phần thuốc và than ra ngoài. Những người đã bị nhiễm độc nghiêm trọng có thể được sử dụng than hoạt tính nhiều lần.
    • Truyền dịch qua đường tĩnh mạch: Mất nước là tình trạng xảy ra sớm trong ngộ độc aspirin. Để khắc vấn đề này, bác sĩ sẽ bắt đầu cho bạn truyền dịch.
    • Lọc ngoài thận trong trường hợp nặng.
    • Thở máy khi người bệnh suy hô hấp cấp.

    Ngoài ra, những đối tượng sau đây cần phải nhập viện khi bị ngộ độc:

    • Trẻ sơ sinh và người cao tuổi
    • Những người ngộ độc aspirin trong thời gian dài

    Phòng ngừa

    Làm thế nào để phòng ngừa ngộ độc aspirin?

    • Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý ngưng hay thay đổi liều lượng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
    • Thông báo cho bác sĩ ngay bất kì tác dụng phụ hoặc triệu chứng bất thường trong quá trình dùng thuốc
    • Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng để tránh quá liều thuốc.

    Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 11/03/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo