backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm tai giữa có mủ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 28/11/2022

    Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm tai giữa có mủ

    Viêm tai giữa có nhiều loại, trong đó, viêm tai giữa có mủ là một tình trạng nghiêm trọng và có thể dẫn đến các biến chứng khó lường.

    Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở sau màng nhĩ. Bệnh có thể khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày do thính lực có vấn đề. Vậy đâu là triệu chứng và nguyên nhân của bệnh lý này? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây nhé.

    Viêm tai giữa có mủ là gì?

    Viêm tai giữa có mủ (còn gọi là viêm tai giữa ứ dịch) là tình trạng tích tụ dịch trong tai giữa. Dịch này có thể là do cảm lạnh, đau họng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra.

    Phần dịch trong tai giữa thường tự khỏi trong vòng 4 – 6 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể tồn tại lâu hơn, gây giảm thính lực tạm thời. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây ra viêm tai giữa cấp tính.

    Thực tế, viêm tai giữa có mủ ở trẻ em rất phổ biến, nhất là trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi và đa phần, bé trai dễ bị hơn bé gái.

    Triệu chứng viêm tai giữa có mủ

    Viêm tai giữa ứ mủ không phải là kết quả của nhiễm trùng. Do đó, các triệu chứng của bệnh này thường rất nhẹ. Ngoài ra, không phải ai bị bệnh cũng đều có triệu chứng. 

    Một số triệu chứng viêm tai giữa ứ mủ ở người lớn và ở trẻ em phổ biến:

    • Cảm thấy đầy tai
    • Nghe không rõ
    • Dịch chảy từ tai (nếu màng nhĩ bị rách)
    • Đau trong tai (ở trẻ quá nhỏ không thể nói cho bạn biết tai con bị đau, trẻ sẽ thường xuyên giật mạnh tai)

    Nếu phát triển thành nhiễm trùng, người bệnh sẽ có các dấu hiệu như:

    • Đau tai (trẻ nhỏ có thể khóc hoặc kéo giật mạnh hai tai)
    • Sốt
    • Mệt mỏi
    • Gặp khó khăn khi nghe

    Viêm tai giữa có mủ là một tình trạng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng trẻ em thường có nguy cơ cao mắc bệnh vì cấu trúc ống Ot-tát chưa phát triển. Việc hiểu rõ những triệu chứng viêm tai giữa ứ mủ sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện và đi khám kịp thời.

    Nguyên nhân viêm tai giữa ứ mủ

    viêm tai giữa có mủ

    Nguyên nhân viêm tai giữa có mủ là do ống Ot-tát hoạt động không đúng. Ống Ot-tát giúp cân bằng áp suất giữa không khí trong và ngoài tai. Khi ống này hoạt động không đúng cách, việc thoát dịch từ tai giữa ra ngoài bị ảnh hưởng, dẫn đến dịch tích tụ sau màng nhĩ.

    Một số nguyên nhân khiến ống Ot-tát hoạt động không đúng như:

    • Viêm V.A
    • Cảm lạnh hoặc dị ứng có thể dẫn đến sưng và tắc nghẽn niêm mạc mũi, họng và ống Ot-tát. Tình trạng sưng ngăn cản không khí và dịch lưu thông bình thường trong cơ thể.
    • Khiếm khuyết ống Ot-tát

    Ở trẻ em, nguyên nhân chủ yếu thường là do ống Ot-tát chưa phát triển hoàn thiện. Ngoài ra, một số trẻ sẽ dễ bị hơn nếu trẻ: 

    • Đang bị cảm lạnh
    • Bú sữa bình khi đang nằm ngửa
    • Hít phải khói thuốc
    • Không bú sữa mẹ
    • Có tiền sử bị viêm tai
    • Có sọ não bất thường

    Dị ứng, tiếp xúc với các chất kích thích không khí và nhiễm trùng đường hô hấp đều có thể gây ra tình trạng này. Thay đổi áp suất không khí (chẳng hạn như đi máy bay) cũng có thể làm tắc ống Ot-tát và ảnh hưởng đến dòng lưu thông dịch.

    Điều trị viêm tai giữa có mủ như thế nào?

    viêm tai giữa có mủ

    Nếu sau 6 tuần mà tình trạng viêm tai giữa không khỏi, bạn cần đi khám. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc giảm đau để giảm bớt cơn đau do viêm tai giữa gây ra.

    Một số trường hợp viêm tai giữa ứ mủ, bác sĩ có thể trích rạch ở ¼ góc sau dưới màng tai nhằm tạo không gian để mủ dẫn lưu ra bên ngoài. Sau trích rạch dẫn lưu, các triệu chứng viêm tai giữa ứ mủ có thể cải thiện sau 1 – 4 tuần.

    Nếu viêm tai giữa ứ mủ là do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh. Khi dùng, bạn cần lưu ý dùng theo hướng dẫn, nhất là khi dùng cho trẻ nhỏ. Tránh tự ý sử dụng bởi nếu dùng sai cách, sai liều lượng có thể gây viêm nhiễm tái phát, vi khuẩn có thể kháng thuốc và gây bệnh nặng hơn

    Nếu bệnh tái phát nhiều lần, các phương pháp điều trị kể trên đều không đạt hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật đặt ống thông khí màng nhĩ để dẫn lưu mủ. Ống thông khí sẽ được tháo khi bệnh không còn tái phát sau 6 tháng – 1 năm.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 28/11/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo