backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không là do chính bạn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Trí · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không là do chính bạn

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng phổi có thể gây ra bởi nhiều loại mầm bệnh bao gồm virus, vi khuẩnnấm. Khi mắc bệnh viêm phổi, các túi khí nhỏ trong phổi bị viêm và có thể chứa đầy dịch nhầy hoặc thậm chí là mủ. Khi gặp phải những triệu chứng viêm phổi, chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không điều trị hay điều trị viêm phổi không đúng cách? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu bệnh viêm phổi có nguy hiểm không, các biến chứng và cách phòng ngừa bệnh tiến triển nặng trong bài viết này nhé!

Các triệu chứng viêm phổi bao gồm:

  • Mệt mỏi, đuối sức
  • Thở nông hoặc khó thở
  • Đau ngực khi ho hoặc thở
  • Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy
  • Lú lẫn, đặc biệt là ở người lớn tuổi
  • Ho dai dẳng, có thể kèm theo chất nhầy hoặc đờm
  • Nhiệt độ cơ thể bất thường, như sốt, ớn lạnh hoặc nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường ở người lớn tuổi hoặc có hệ miễn dịch yếu

Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không?

Theo thống kê từ UNICEF, viêm phổi gây tử vong ở trẻ em nhiều hơn bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào khác, cướp đi sinh mạng của hơn 700.000 trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm, hoặc khoảng 2.000 trẻ mỗi ngày. Năm 2019, 1,23 triệu người trên 70 tuổi tử vong do viêm phổi. Ở Việt Nam, số lượng ca tử vong do viêm phổi là hơn 21.000 ca vào năm 2019. Trong đó trẻ em dưới 5 tuổi là hơn 2.300 ca, người trên 50 tuổi là gần 18.000 ca.

Viêm phổi do một số tác nhân truyền nhiễm gây ra, bao gồm virus, vi khuẩn và nấm. Các chủng gây viêm phổi phổ biến nhất như sau:

  • Streptococcus pneumoniae là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em.
  • Haemophilusenzae loại b (Hib) là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây viêm phổi do vi khuẩn.
  • Virus hợp bào hô hấp là nguyên nhân virus phổ biến nhất gây viêm phổi.
  • Ở trẻ sơ sinh nhiễm HIV, Pneumocystis jiroveci là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi, gây ra ít nhất 1/4 tổng số ca tử vong do viêm phổi ở trẻ nhiễm HIV.

Như bạn đã thấy, bệnh viêm phổi vô cùng nguy hiểm. Nó nguy hiểm như vậy là do khả năng lây truyền và các biến chứng nghiêm trọng của nó, được trình bày trong phần sau đây.

Bạn có thể quan tâm:

Con đường lây nhiễm

Viêm phổi có thể lây lan theo nhiều cách. Các loại virus và vi khuẩn thường thấy ở mũi hoặc họng của trẻ có thể lây nhiễm vào phổi nếu trẻ hít phải. Chúng cũng có thể lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí khi ho hoặc hắt hơi. Ngoài ra, bệnh viêm phổi có thể lây lan qua đường máu, đặc biệt là trong và ngay sau khi sinh. Viêm phổi do nấm không lây nhiễm.

Cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn về các mầm bệnh gây viêm phổi và cách chúng lây truyền, vì điều này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc điều trị và phòng ngừa.

Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không tùy thuộc vào biến chứng

bệnh viêm phổi có nguy hiểm không

Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không là do các biến chứng có thể gặp phải. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

1. Nhiễm trùng huyết

Nếu nguyên nhân gây ra viêm phổi là do vi khuẩn, chúng có thể xâm nhập vào máu của bạn, đặc biệt nếu không được điều trị kịp thời. Tình trạng này được gọi là nhiễm trùng huyết (bacteremia).

Nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn đến tình huống nghiêm trọng được gọi là sốc nhiễm trùng (septic shock), khiến huyết áp giảm xuống mức nguy hiểm. Khi huyết áp quá thấp, tim sẽ không thể bơm đủ máu đến các cơ quan cơ thể và chúng có thể ngừng hoạt động. Bạn nên tìm đến sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu nhận thấy các triệu chứng như:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Thở nhanh.
  • Huyết áp thấp
  • Nhịp tim nhanh
  • Rối loạn tâm thần
  • Đau dạ dày (buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy)

Nếu nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng huyết, bác sĩ sẽ kiểm tra xét nghiệm máu để tìm loại vi khuẩn và điều trị bằng thuốc kháng sinh. Trường hợp sốc nhiễm trùng, bạn có thể điều trị tại bệnh viện.

2. Áp xe phổi

Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không? Đôi khi, viêm phổi có thể gây tích tụ túi mủ trong phổi hay còn được gọi là áp xe phổi. Đây là một biến chứng hiếm gặp, chủ yếu gặp ở những người lạm dụng rượu nghiêm trọng hoặc có tiền sử bệnh nặng từ trước nhiễm khuẩn huyết, bệnh về nướu răng hay có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Đàn ông và người lớn tuổi có nguy cơ cao bị áp xe phổi. Bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu gặp có bất kỳ triệu chứng:

  • Mệt mỏi
  • Ho ra mủ
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Không cảm thấy đói
  • Giảm cân bất thường
  • Sốt từ 38,5ºC trở lên.

Để điều trị áp xe phổi, bác sĩ có thể xét nghiệm dịch đờm hoặc mủ trong phổi, chụp X-quang hoặc CT scan phổi để chẩn đoán tình trạng rồi sau đó có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.

3. Tràn dịch màng phổi

Có hai lớp mô gần phổi được gọi là màng phổi. Nếu tình trạng viêm phổi không được điều trị, màng phổi có thể bị sưng lên tạo ra một cơn đau nhói mỗi khi hít vào, và lượng dịch trong khoang màng phổi nhiều hơn mức sinh lý sẽ gây ra tràn dịch màng phổi. Khi lượng dịch trong phổi bị nhiễm trùng sẽ gây tràn dịch màng phổi.

Bạn hãy gặp bác sĩ nếu đang có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Sốt
  • Khó thở
  • Không thể thở sâu vì đau
  • Đau lan đến lưng hoặc vai
  • Đau ngực trầm trọng hơn khi thở, ho hoặc hắt hơi.

Nếu nghi ngờ tràn dịch màng phổi, bác sĩ có thể chẩn đoán kiểm tra bằng X-quang, siêu âm hoặc CT scan. Đôi lúc có thể xét nghiệm điện tâm đồ (EKG) để đảm bảo rằng vấn đề về tim không phải là nguyên nhân gây đau ngực.

4. Suy hô hấp nghiêm trọng

bệnh viêm phổi có nguy hiểm không

Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ. Bởi khi bị viêm phổi, phổi sẽ không thể vận chuyển đủ oxy vào máu hoặc loại bỏ carbon dioxide trong máu. Đây là một tình trạng suy hô hấp nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng vì các cơ quan cơ thể cần oxy để hoạt động. Bạn sẽ có nhiều khả năng bị suy hô hấp nếu đang điều trị trong bệnh viện, có hệ thống miễn dịch suy yếu, tiền sử nghiện rượu hoặc đã cao tuổi.

Bạn hãy gặp bác sĩ ngay khi gặp các triệu chứng:

  • Lú lẫn, mất ý thức
  • Lo lắng, bồn chồn
  • Mệt mỏi
  • Đổ mồ hôi
  • Nhịp tim đập nhanh, không đều
  • Da đầu ngón tay hoặc môi xanh tím
  • Cảm thấy như không có đủ không khí
  • Thở nhanh hoặc không thể thở bình thường.

Để kiểm tra xem bạn có bị suy hô hấp hay không, bác sĩ có thể xét nghiệm chụp X-quang, chụp CT, xét nghiệm máu và đo oxy xung.

5. Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS)

Đây là một dạng suy hô hấp nghiêm trọng. Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) xảy ra khi chất lỏng tích tụ trong các phế nang trong phổi. Chất lỏng trong phổi khiến nó không chứa đủ không khí, dẫn đến lượng oxy đến máu cũng không đủ. Điều này làm mất đi lượng oxy cần thiết để các cơ quan của cơ thể hoạt động.

Các dấu hiệu và triệu chứng của ARDS có thể khác nhau về cường độ, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, cũng như sự hiện diện của bệnh tim hoặc phổi tiềm ẩn. Chúng bao gồm:

  • Khó thở nghiêm trọng
  • Thở mệt nhọc và nhanh bất thường
  • Tụt huyết áp
  • Lú lẫn và mệt mỏi tột độ

6. Suy đa cơ quan

Đây là tình trạng diễn biến cấp tính của một quá trình bệnh lý có suy ít nhất hai tạng trở lên và tồn tại ít nhất trong vòng 24 giờ trong đó có thể có hay không có căn nguyên nhiễm khuẩn. Viêm phổi nặng dẫn đến ARDS, có thể là biểu hiện ban đầu của hội chứng suy đa cơ quan.

Một số biến chứng khác của viêm phổi có thể kể đến là rối loạn đông máu, xơ phổi, phá hủy nhu mô phổi, viêm phổi hoại tử, viêm mủ màng phổi, viêm màng não,… và tử vong.

Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không tùy thuộc vào quá trình điều trị viêm phổi hiệu quả. Các biến chứng viêm phổi đều khá nghiêm trọng và có nguy cơ cao gây nguy hiểm đến tính mạng.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm phổi nặng

bệnh viêm phổi có nguy hiểm không

Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không sẽ còn tùy thuộc vào sức khỏe của người mắc bệnh. Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc viêm phổi. Tuy nhiên, có một số nhóm đối tượng sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng bệnh nặng, hay thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Những người có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi nghiêm trọng bao gồm:

  • Người hút thuốc lá
  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Người lớn từ 65 tuổi trở lên
  • Người đang nhập viện, đặc biệt khi đang sử dụng máy thở
  • Người có hệ miễn dịch yếu do bệnh mãn tính, hóa trị, ghép tạng hay dùng thuốc
  • Người mắc bệnh mãn tính hoặc các tình trạng như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc bệnh tiểu đường.

Cách ngăn ngừa bệnh viêm phổi tiến triển nặng

bệnh viêm phổi có nguy hiểm không

Sau khi đã tìm hiểu bệnh viêm phổi có nguy hiểm không, cũng như các biến chứng phổ biến thì bạn cũng nên biết cách ngăn ngừa bệnh tiến trển nặng hơn. Để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng, bạn nên biết cách phòng ngừa theo các lời khuyên sau đây:

1. Theo dõi sức khỏe

Nhiều người thường hỏi bác sĩ rằng bị viêm phổi nặng có nguy hiểm không hay bị viêm phổi có sao không? Bạn cũng đừng quá lo lắng. Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không là tùy thuộc vào cách bạn có chăm sóc và theo dõi sức khỏe của mình một cách sát sao hay không. Bạn hãy luôn theo dõi các triệu chứng bất thường, đặc biệt là nếu nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh. Viêm phổi cũng có thể kéo theo các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, vì vậy bạn phải kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

2. Tiêm phòng vắc xin

Hiện nay có nhiều loại vắc xin có thể giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng gây viêm phổi bao gồm:

  • Vắc xin cúm
  • Vắc xin ho gà
  • Vắc xin bệnh sởi
  • Vắc xin thủy đậu
  • Vắc xin phế cầu khuẩn
  • Vắc xin Haemophilus Enzae (Hib)

3. Thực hành vệ sinh tốt

Bạn nên giữ vệ sinh bằng cách:

  • Che miệng và mũi bằng khăn tay hoặc khăn giấy khi bạn ho hoặc hắt hơi
  • Vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng ngay lập tức bởi vi trùng có thể sống trong vài giờ sau khi chúng rời khỏi mũi hoặc miệng.
  • Rửa tay thường xuyên để tránh truyền vi trùng sang người hoặc vật khác, đặc biệt là trước khi ăn, trước khi chạm vào tay, mặt và miệng, hay sau khi rời phòng tắm.
  • Tránh tiếp xúc gần và dùng chung vật dụng với người khác nếu một trong hai người mắc bệnh truyền nhiễm như cúm, cảm lạnh hoặc COVID-19.

4. Xây dựng lối sống lành mạnh

Bạn nên bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu và tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách tập thể dục thường xuyên và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng hoặc tình trạng sức khỏe nào khác mà bạn có thể mắc phải. Những tình trạng này có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi nặng.

Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi bệnh viêm phổi có nguy hiểm không. Các biến chứng của căn bệnh này tuy nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn kiểm soát được nếu biết cách phòng ngừa hợp lý và hiệu quả.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Trí · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo