backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

10 bí quyết hữu ích trong cuộc sống cho người bệnh thoái hóa khớp

Tác giả: Tiến sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Vũ Xuân Thành · Chỉnh hình · Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh


Ngày cập nhật: 22/12/2023

    10 bí quyết hữu ích trong cuộc sống cho người bệnh thoái hóa khớp

    Thoái hóa khớp là bệnh lý khá phổ biến và thường gặp ở người lớn tuổi. Việc sống chung với bệnh sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn biết được 10 mẹo hữu ích sau.

    Thoái hóa khớp hay viêm xương khớp ảnh hưởng đến khoảng 70% số người trên 65 tuổi. Bệnh diễn tiến theo thời gian và trở thành trở ngại lớn cho sinh hoạt hàng ngày của bạn hay người thân? Một số mẹo vặt hữu ích sau sẽ giúp bạn sống chung với bệnh thoái hóa khớp hiệu quả.

    1. Di chuyển ra vào xe

    Đau khớp giới hạn cử động của bạn? Đừng để nỗi sợ hãi mỗi khi ra vào xe hơi cản trở cuộc sống thường nhật của bạn. Thay vào đó, khi bước vào xe, bạn hãy ngồi xuống ghế trước rồi mới cho chân vào. Còn khi bước ra, hãy làm ngược lại, đưa chân ra ngoài trước. Bạn có thể lắp những chiếc ghế ngồi có thể xoay được để hỗ trợ việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn.

    2. Hỗ trợ ngón tay

    10-bi-quyet-huu-ich-trong-cuoc-song-cho-nguoi-thoai-hoa-khop

    Nhấn nút lò vi sóng, đánh răng và thậm chí là việc múc đồ ăn cũng sẽ trở nên khó khăn nếu bạn bị thoái hóa khớp ngón tay. Hãy thử bọc miếng xốp hình trụ tròn (ống cuộn tóc) quanh tay cầm của nĩa hoặc bàn chải đánh răng để bạn dễ cầm hơn. Ngoài ra, bạn gắn một cái nút cao su vào đầu của cây thước hoặc que gỗ và dùng nó để nhấn nút lò vi sóng, tivi…

    3. Sẵn sàng để mang giày dép

    Để hoạt động tốt khi bị thoái hóa khớp, bạn cần phải chọn những đôi giày có độ cong tốt và có đế đệm. Nếu gặp khó khăn trong việc buộc dây giày, bạn hãy chọn loại giày không cần buộc dây như giày hở gót hay giày lười hoặc đặt giày lên và nhờ ai đó buộc giùm. Sau đó, bạn có thể mang vào và tháo ra một cách dễ dàng (sử dụng bót đi giày nếu cần).

    4. Sử dụng ghế xoay trong nhà bếp

    Để di chuyển ở trong bếp, bạn có thể nghĩ đến những vật có bánh xe. Nếu khó đứng lâu, bạn nên dùng ghế có bánh xe khi cắt rau hoặc chế biến món ăn. Ngoài ra, một chiếc xe đẩy tiện ích có thể giúp bạn di chuyển món ăn hay vật dụng khác dễ dàng hơn.

    5. Sử dụng các khớp lớn hơn

    10-bi-quyet-huu-ich-trong-cuoc-song-hang-ngay-cho-nguoi-thoai-hoa-khop-1

    Để làm dịu và ngăn ngừa cơn đau do thoái hóa khớp ở bàn tay, bạn hãy sử dụng khớp và cơ lớn hơn để làm việc:

    • Thay vì sử dụng ví cầm tay, bạn có thể dùng túi đeo chéo lên vai hoặc đeo ở khuỷu tay.
    • Dùng hông hoặc mông để đóng ngăn kéo hoặc tủ.
    • Cầm cái nồi bằng 2 tay, một tay đỡ bên dưới và sử dụng miếng nhấc nồi.

    6. Mua sắm

    Công việc mua sắm sẽ khiến bạn vất vả đây. Giải pháp đơn giản nhất là nhờ siêu thị hoặc cửa hàng giao hàng cho bạn nếu có thể. Dưới đây là một số mẹo nhỏ có thể giúp bạn khi đi siêu thị/cửa hàng:

    • Sắp xếp danh sách các thứ cần mua theo lối đi trong siêu thị, nhóm các mặt hàng cùng vị trí với nhau.
    • Tựa vào xe đẩy để hỗ trợ hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi.
    • Nhờ nhân viên siêu thị mang hàng hóa ra xe.
    • Về đến nhà, sắp xếp lại hàng dễ vỡ hay dễ hỏng, nghỉ ngơi một lát trước khi dỡ hàng mang vào nhà.

    7. Tư thế ngồi xổm

    Hãy ngồi xổm khi bạn cần với đến một vật nằm thấp hơn thay vì cúi người xuống. Điều này sẽ làm tăng sức mạnh của hông và chân, giúp ổn định khớp nhưng có thể khiến đầu gối khó chịu.

    Để thực hiện đúng cách, bạn hãy tựa vào bàn bếp hoặc đồ vật cứng cáp rồi mới hạ thấp thân mình xuống. Nếu cảm thấy quá đau, hãy ngồi trên ghế thay vì đứng và nghiêng người xuống để giúp giảm áp lực cho đầu gối.

    8. Chia nhỏ công việc nhà

    Bạn nên chia nhỏ công việc nhà tốt hơn là cố gắng làm nhiều thứ trong một ngày. Lên kế hoạch để làm việc nhà, chẳng hạn như hôm nay mình sẽ làm việc gì, ngày mai làm việc gì… Hãy cố gắng sắp xếp những công việc làm ở cùng một không gian để tránh đi lên xuống cầu thang hoặc qua lại những phòng khác nhau. Và bạn cũng đừng quên nghỉ ngơi, thư giãn nhé.

    9. Giảm áp lực lên khớp gối khi leo cầu thang

    10-bi-quyet-huu-ich-trong-cuoc-song-hang-ngay-cho-nguoi-thoai-hoa-khop-3

    Leo cầu thang khiến hông và đầu gối chịu lực nhiều. Để việc này trở nên dễ dàng hơn, bạn hãy đi từng bước một. Khi đi lên, bạn hãy trụ ở chân không đau và đi xuống thì trụ bằng chân đau. Tựa vào tay vịn để hỗ trợ khi leo cầu thang, đặc biệt là nếu bạn bị thoái hóa khớp gối.

    10. Tắm rửa

    Tắm nước ấm có thể giúp giảm nhẹ cơn đau. Bạn nên chà xà phòng bằng bông tắm để giảm áp lực lên ngón tay. Đặt một chiếc khăn ở thành bồn tắm để dễ lấy. Nếu vai và khuỷu tay bạn bị đau, hãy mặc một chiếc áo choàng tắm thay vì vật lộn với việc dùng khăn lau khô người nhé.

    Thoái hóa khớp là bệnh lý mạn tính và sẽ ảnh hưởng đến bạn trong suốt quãng đời còn lại. Thay vì mệt mỏi nhìn bệnh cản trở sinh hoạt, bạn nên áp dụng những chia sẻ trên để cuộc sống trở nên dễ chịu hơn phần nào nhé.

    ——————————–

    Cập nhật những kiến thức cần thiết nhất về nhận biết và điều trị THOÁI HÓA KHỚP cho mọi người, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM tổ chức chương trình: “TƯ VẤN THOÁI HÓA KHỚP CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ”

    – Chuyên đề: TƯ VẤN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP

    – Địa điểm: Hội trường 11D3, Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh (201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Tp.HCM).

    – Thời gian: 7h30 – 11h00, Thứ 7, ngày 07 tháng 07 năm 2018.

    Mời bạn đăng ký tham dự chương trình tại:  https://goo.gl/xuzYFk

    Đặc biệt 30 người đăng ký sớm nhất có cơ hội nhận được một phiếu khám miễn phí trị giá 100.000 VNĐ

    thoai-hoa-khop

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Tiến sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Vũ Xuân Thành

    Chỉnh hình · Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh


    Ngày cập nhật: 22/12/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo