backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Khó mang thai: Đừng bỏ qua 10 dấu hiệu vô sinh thường gặp!

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 20/12/2021

    Khó mang thai: Đừng bỏ qua 10 dấu hiệu vô sinh thường gặp!

    Cố gắng có con đã lâu mà vẫn không thể mang thai, bạn hãy kiểm tra lại xem mình có những dấu hiệu vô sinh không. Việc nhận biết sớm sẽ giúp bạn có phương án chữa trị hiệu quả hơn.

    Bạn cùng bạn đời đã cố gắng một thời gian dài để có em bé nhưng vẫn chưa thấy kết quả? Điều đó có thể do bạn đang gặp một vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Hãy tham khảo 10 dấu hiệu vô sinh dưới đây để xác nhận tình trạng hiện tại của mình.

    1. Chu kỳ kinh nguyệt không đều là dấu hiệu vô sinh phổ biến

    Chu kỳ kinh nguyệt không đều là dấu hiệu vô sinh phổ biến

    Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều, hãy cẩn thận vì đó có thể là biểu hiện của vô sinh. Nếu chu kỳ của bạn ngắn (ít hơn 24 ngày) hay dài hơn một cách bất thường (hơn 35 ngày) hoặc chu kỳ đến không biết trước được, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Chu kỳ không đều có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan tới rụng trứng và buồng trứng đa nang.

    2. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài quá lâu hoặc quá ngắn

    Chu kỳ bình thường kéo dài từ 3 – 7 ngày. Nếu kỳ kinh của bạn ngắn hơn hoặc dài hơn khoảng thời gian này, bạn nên đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, nếu thời gian của chu kỳ và màu sắc của kinh nguyệt biến đổi theo từng tháng, hoặc bạn bị đau bụng kinh nghiêm trọng, bạn cũng nên đi khám càng sớm càng tốt vì chúng có thể là những biểu hiện của bệnh lý tiềm ẩn hoặc rối loạn khả năng sinh sản.

    3. Bạn đã hơn 35 tuổi

    Nếu bạn đã hơn 35 tuổi, nguy cơ bạn mắc phải chứng vô sinh rất cao. Ở tuổi 30, cơ hội trung bình người phụ nữ thụ thai trong bất kỳ một chu kỳ là 20%. Nhưng khi 40 tuổi, cơ hội trên sẽ giảm xuống chỉ còn 5%.

    Nếu bạn trên 35 tuổi và không mang thai sau 6 tháng quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp phòng tránh nào, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ.

    4. Liệt dương hay vấn đề về xuất tinh

    Vô sinh ở nam giới không dễ nhận biết vì chúng thường không có dấu hiệu rõ ràng. Thông thường, số lượng tinh trùng thấp hoặc hoạt động của tinh trùng bị ức chế chỉ được xác định thông qua việc phân tích tinh dịch. Nói cách khác, bạn sẽ cần phải thực hiện xét nghiệm khả năng sinh sản để phát hiện ra vấn đề.

    5. Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không qua cân nặng

    Thừa hoặc thiếu cân đều có thể dẫn đến tình trạng vô sinh. Ngoài ra, một chế độ ăn kiêng quá khắc nghiệt hoặc nghèo nàn đều có thể dẫn đến các vấn đề sinh sản. Nhưng làm thế nào để biết nếu bạn đang thiếu cân hoặc thừa cân? Hãy kiểm tra chỉ số khối cơ thể BMI để xem trọng lượng cơ thể của bạn đang ở mức nào và điều chỉnh nếu bị thiếu hay thừa cân nhé.

    6. Sảy thai liên tiếp ba lần là dấu hiệu vô sinh

    Sảy thai liên tiếp ba lần là dấu hiệu vô sinh

    Phụ nữ từng bị sảy thai liên tiếp cũng có thể gây ra vô sinh sau đó. Tuy sảy thai không phổ biến nhưng hiện tượng này có thể xảy ra với tỷ lệ từ 10 – 20% trong bất cứ thời điểm nào của thai kỳ. Vậy nên nếu bạn đã bị sảy thai liên tiếp ba lần, hãy báo bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn kịp thời.

    7. Mắc các bệnh mãn tính

    Bệnh mãn tính như đái tháo đường, suy giáp và các phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng việc sinh nở. Insulin, thuốc chống trầm cảm và hormone tuyến giáp có thể khiến chu kỳ của bạn không đều. Tagamet (cimetidine) – một loại thuốc được sử dụng trong điều trị loét dạ dày tá tràng và một số loại thuốc tăng huyết áp có thể gây ra vô sinh ở nam giới. Cụ thể loại thuốc này có thể gây các vấn đề trong việc sản xuất tinh trùng hoặc ảnh hưởng tới khả năng thụ tinh cho trứng của tinh trùng.

    Vì thế, nếu bạn đang phải đối phó với các bệnh mãn tính hoặc đang dùng loại thuốc tác động khả năng sinh sản, hãy nói với bác sĩ để có thể tìm ra giải pháp kịp thời.

    8. Dấu hiệu vô sinh tiềm ẩn: Từng điều trị ung thư

    Điều trị ung thư

    Một số phương pháp điều trị ung thư có thể dẫn đến các vấn đề về sinh sản. Nếu bạn hoặc bạn đời đã từng trải qua điều trị ung thư, đặc biệt là xạ trị gần cơ quan sinh sản, hãy trình bày và hỏi ý kiến của bác sĩ khi bạn muốn có con.

    9. Từng mắc các bệnh lây qua đường tình dục

    Các bệnh lây lan qua đường tình dục có thể là nguyên nhân của chứng vô sinh. Nhiễm trùng và viêm do bệnh Chlamydia và bệnh lậu có thể gây tắc nghẽn ống dẫn trứng, khiến mang thai không thành hoặc tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

    Lưu ý: Chlamydia và bệnh lậu thường không gây ra triệu chứng rõ rệt ở phụ nữ, vậy nên việc đi khám để có thể phát hiện ra bệnh có vai trò vô cùng quan trọng.

    10. Hút thuốc hoặc uống rượu          

    Hầu như mọi người đều biết uống rượu và hút thuốc trong khi mang thai là một điều cấm kỵ. Tuy nhiên, hút thuốc và uống rượu trong khi đang cố gắng để có thai cũng có thể gây nên nhiều vấn đề. Hút thuốc sẽ gây ra các vấn đề thụ thai ở phụ nữ và nghiện rượu có thể gây nên vô sinh ở nữ giới và nam giới.

    Khoảng 80% các cặp vợ chồng sẽ thụ thai trong vòng 6 tháng kể từ khi bắt đầu cố gắng có thai. Khoảng 90% sẽ có thai sau một năm nếu họ quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai.

    Nếu bạn không có thai sau một năm cố gắng, bạn nên cân nhắc việc đi khám bác sĩ. Nếu bạn từ 35 tuổi trở lên, bạn nên đến gặp bác sĩ sau 6 tháng cố gắng mang thai mà không thành công.

    Nếu bạn có các dấu hiệu vô sinh ở trên, bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm cơ bản để xác định khả năng sinh sản. Nếu mọi thứ vẫn bình thường, bác sĩ sẽ tư vấn các cách để hai bạn dễ thụ thai hơn. Nếu một trong hai người có vấn đề, việc thăm khám sớm cũng sẽ tăng tỷ lệ thành công khi điều trị vô sinh, hiếm muộn.

    Bạn có thể quan tâm:

    Khó thụ thai dù quan hệ đúng ngày rụng trứng: 14 sai lầm gây bất ngờ

    Dấu hiệu không rụng trứng, cảnh báo nguy cơ vô sinh cần sớm nhận biết

    Chậm có thai: Bạn đã chú ý đến 9 dấu hiệu vô sinh ở nữ giới phổ biến?

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 20/12/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo